Nguy hiểm rình rập khi "đu dây" qua sông

Hơn 1 tháng nay, khoảng 70 hộ dân tại vùng Sông Lạnh thuộc ấp Tân Bắc, xã Bình Minh (huyện Trảng Bom) gần như bị cô lập sau khi cây cầu dân sinh bị nước cuốn trôi trong đợt lũ giữa tháng 9.

Từ đó đến nay, người dân muốn qua lại, vận chuyển nông sản, đi chợ, đưa con em đến trường… đều “đu dây” qua sông giữa nguy hiểm luôn rình rập.

Nguy hiểm rình rập khi

Nguy hiểm rình rập khi người dân đu dây qua sông. Ảnh: H.Lĩnh

Chiếc cầu sắt do người dân khu vực Sông Lạnh, ấp Tân Bắc, xã Bình Minh tự đóng tiền làm từ năm 2000 đã bị lũ cuốn trôi giữa tháng 9-2015. Đây là chiếc cầu dân sinh, nối vùng Sông Lạnh đi ấp Sông Mây, giúp người dân trong vùng qua lại, vận chuyển nông sản, học sinh đi học, công nhân đi làm ở các khu công nghiệp Sông Mây, Hố Nai…

“Treo” tính mạng khi qua sông

Sau khi cầu bị nước cuốn trôi, hàng ngày bà Hoàng Thị Lực vẫn phải qua sông để đi chợ, đưa đón các cháu đi học… Tuy nhiên để sang bờ bên kia, bà Lực phải ngồi trên chiếc xuồng nhỏ, bám vào sợi dây thừng được buộc cố định vào 2 gốc cây ở 2 bên bờ sông, sau đó dùng sức để kéo cả xuồng và người, hàng hóa vượt dòng nước chảy xiết để qua đoạn sông rộng hơn 20m. Mỗi lần qua sông là một lần nhọc nhằn, bất an đối với bà và mọi người trong khu vực. Bà Lực cho biết: “Đợt lũ vừa rồi lớn quá, nước thượng nguồn đổ về vừa mạnh vừa nhiều, nước dâng lên cao từng giờ, người dân ai cũng lo gia cố nhà cửa và di chuyển đồ đạc trong nhà, chừng 4 giờ sáng chúng tôi chạy ra thì thấy cầu đã trôi trong sự bất lực của mọi người. Từ đó đến nay người dân đi làm, vận chuyển hàng hóa, nông sản, con cháu đi học cũng rất khó khăn. Tôi đi mua cám về, phải cho từng bao cám xuống xuồng đưa sang bên kia chuyển lên, rồi quay trở lại bên này chuyển tiếp, vất vả vô cùng. Người dân muốn bán con gà, con vịt, con heo cũng rất khó khăn”.

Ông Trương Văn Nghĩa, người dân sống trong vùng, cho biết trước đó, ngày 15-10 một chiếc xuồng đưa 4 học sinh và 2 người lớn qua bờ để đi học, đi làm, khi “đu” ra giữa dòng nước xiết thì xuồng bị lật. May mà lúc ấy người dân 2 bên bờ đã kịp lao ra cứu sống được 6 mạng người. Chọn cách qua sông với việc “đu dây” đi xuồng, ghe là sự bất an, thậm chí “đùa” với tử thần, nhưng người dân ở đây vẫn phải chấp nhận bởi tình thế và nhu cầu qua lại hàng ngày. Nếu không “đu dây”, người dân trong vùng phải chạy xe máy đi đường vòng một quãng đường xa đến vài chục km, vì thế hầu hết vẫn chọn “phương tiện” lưu thông nguy hiểm này.

Mong cây cầu mới

Mất cầu dân sinh không chỉ đối mặt với hiểm nguy luôn rình rập khi lưu thông, việc “không cầu” còn đồng nghĩa với hàng hóa, nông sản của người dân sản xuất ra bị thương lái ép giá. Bà Nguyễn Thị Kim Hương, người dân trong vùng than thở: “Gần 2 tháng nay dân chúng tôi bị cô lập vì đường đi qua sông. Nếu muốn đi đường vòng thì rất xa, phải chạy qua xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu) hoặc đi đường rừng qua xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom) rồi đi vòng hàng chục km. Đàn ông thì có thể đi như vậy chứ phụ nữ thì sợ, nhất là vào buổi tối. Vì thế, dù nguy hiểm thế nào người dân cũng phải vượt sông đi đường này. Cũng vì đường xa như vậy, bầy heo nhà tôi bị trả giá thấp với lý do tăng chi phí vận chuyển. Người dân thiệt khổ đủ đường. Bây giờ chúng tôi chỉ mong chính quyền các cấp giúp đỡ cho dân nghèo trong vùng có cây cầu để đi qua đi lại cho đỡ khổ thôi”.

Phó chủ tịch UBND xã Bình Minh Nguyễn Văn Tuyên cho biết: “Sau khi cầu dân sinh của người dân nơi đây bị lũ cuốn trôi, Chính quyền địa phương đã khảo sát và ghi nhận những khó khăn của người dân, đồng thời có văn bản báo lên UBND huyện xem xét giải quyết. Trong khi chờ đợi phản hồi, người dân nơi đây vẫn phải di chuyển qua lại bằng việc “đu dây” bằng xuồng, ghe qua sông vì đó chính là nhu cầu sinh hoạt, cuộc sống của họ. Địa phương chỉ biết mong chờ lãnh đạo cấp trên nhanh chóng khảo sát, xây một cây cầu để bà con qua lại, không phải “đánh cược” mạng sống của mình như thế này”.

Hơn lúc nào hết, người dân ở đây rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người dân sớm có cây cầu đi lại thuận tiện hơn, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Theo Hồng Lĩnh/ Đồng Nai online

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !