Nguy hiểm "nghề" trèo hái na nơi lưng chừng núi đá

Cây na hợp với núi đá nên nhiều hộ gia đình có những vườn na cheo leo nơi lưng chừng núi. Để thu hoạch trái, nông dân phải trèo leo trên những vách núi đá dựng đứng rồi cuốc bộ cả cây số đường núi mới tới vườn na.

Tại Chi Lăng (Lạng Sơn) hầu như hộ gia đình trồng na nào cũng đều có những thửa na cheo leo nơi vách núi. Để thu hoạch na, những hộ này phải bắt đầu công việc từ lúc 4h30 sáng khi mặt trời vẫn chưa mọc. Vào mùa na, hầu hết các nhà vườn phải thuê những người chuyên trèo hái na để thu hoạch.

Anh Cường, một nhân công được thuê thu hoạch và gánh na tại xã Chi Lăng. Anh Cường cho biết, nhiều vườn na được trồng trên núi bởi chất đất tốt cho chất lượng quả thơm ngọt. Hàng này, anh phải dậy từ 4h sáng để chuẩn bị mọi công cụ, mỗi ngày thu hoạch và gánh từ trên núi xuống anh Cường nhận được thù lao.

Anh Cường cũng cho biết thêm, các vườn na trồng cheo leo nơi vách núi, không có đường đi, các phu khuân gánh chủ yếu sử dụng đường mòn. Những ngày mưa có thể trơn trượt, rất nguy hiểm.

Chị Triệu Thị Hạnh, một chủ vườn na tại Chi Lăng, có truyền thống gia đình trồng na lâu đời, vườn na trên núi đá này được cha mẹ để lại.

"Trồng na nơi núi đá rất vất vả, từ sau tết là gia đình tôi đã phải chăm bón, tỉa cành. Phân bón cũng phải gánh từ dưới nhà mang lên, công việc thụ phấn cho hoa cũng phải được làm bằng tay để đảm bảo chất lượng quả ra đồng đều. Lúc đến mùa thì phải đi thu hoạch hàng ngày, kể cả trời mưa cũng phải trèo leo để hái na để tránh bị hỏng trái" - Chị Hạnh cho biết thêm.

Mỗi năm, thu hoạch từ hai vườn na của nhà chị Hạnh đạt sản lượng khoảng 3-4 tấn, cho thu nhập khoảng hơn 100 triệu mỗi mùa (chưa bao gồm chi phí chăm sóc, tiền thuê thu hoạch).

Na xuất hiện ở Chi Lăng khoảng 20 năm trước. Vì thiếu đất canh tác, một số hộ dân đã thử đưa cây na lên trồng trên núi đá. Thử nghiệm đó đã trở thành một phát minh của người nông dân. Na tỏ ra đặc biệt thích ứng với vùng núi đá ở đây và nhanh chóng trở thành vùng chuyên canh.

Na chín nhanh, vì vậy, ngày nào cũng phải thu lượm 2-3 lần. Gian khổ nhất là ngày mưa bão, người ướt, mắt cay vì nước mưa. Đáng ngại là loại muỗi rừng, nhất là dịp ngày ẩm ướt.Ngoài ra, những người hái na còn phải đối mặt với rắn lục có màu giống y như lá na. "Có đôi lần tôi vừa với tay lên định hái một quả na to thì vớ ngay phải con rắn xanh ngóc đầu xuống, miệng phun phì phì, may là chưa bị cắn" - Anh Nhàn (Một nhân công được thuê thu hoạch na) chia sẻ.

Vì công việc gánh gồng quá vất vả, người Chi Lăng đã nghĩ ra phương pháp sử dụng những vành xe máy và dây cáp để chế ra những chiếc máy ròng rọc vận chuyển na từ trên xuống. Cô Nguyễn Thị Miên chia sẻ: "Ở đây cứ mỗi 10-20 hộ lại chung tiền nhau để làm những chiếc máy tời này giúp tiết kiệm sức lực. Chi phí để làm những chiếc máy tời này bao gồm sắt thép, bê tông, dây cáp 4 chặng rơi vào khoảng 60 triệu đồng.".

Hình ảnh "Na bay" trở thành một đặc sản thú vị nơi xứ Lạng. Những chuyến vận chuyển này này chỉ mất khoảng 1-2 phút bay xuyên rừng núi là đến điểm tập kết.

Tuy đã có những chiếc máy tời nhưng nhiều gia đình chưa có điều kiện vẫn phải sử dụng phương pháp truyền thống là đi bộ gánh từng tạ na đi hàng km đường rừng núi cheo leo xuống dưới chợ.

Anh Long (một chủ vườn na tại Đồng Bành, Chi Lăng) cho biết, ngày nào cũng phải đi từ 4h sáng mới kịp vận chuyển đủ số na cần thiết xuống dưới chợ phiên hoặc cho thương lái thu mua tại chân núi. Giá thuê nhân công khoảng 200.000 đồng/ ngày, để tiết kiệm chi phí thì anh tự mình làm.

Việc thu hoạch na trên núi đá dựa hoàn toàn vào sức người, có những hộ gia đình mất 30 phút tới 1 giờ đồng hồ mới thu di chuyển xong một chuyến na từ vườn ra đến chân núi do vị trí cách quá xa.

Huy Phạm

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !