Người tố cáo vụ 'nhân bản' xét nghiệm động trời

“Cả bệnh viện biết đạo đức ông giám đốc nhưng không ai dám nói ra, không ai dám đứng lên đấu tranh. Tôi và tất cả cán bộ trong bệnh viện đã phải chịu đựng quá lâu, đã sống và làm việc quá nhục nhã. Còn nhân dân thì bị nhận một dịch vụ lừa đảo”.
Chị Hoàng Thị Nguyệt – cán bộ khoa xét nghiệm – BV Hoài Đức (Hà Nội) chia sẻ với VietNamNet về động cơ tố cáo của mình.

Bị đè nén quá nhiều

Mục đích của chị khi làm đơn tố cáo những sai phạm xảy ra tại khoa Xét nghiệm (do Giám đốc Nguyễn Trí Liêm trực tiếp chỉ đạo) là gì?

Mục đích của tôi trước tiên là đấu tranh bảo vệ người dân huyện Hoài Đức được quyền chăm sóc, khám chữa bệnh đúng với chuyên môn và quy định của pháp luật, sau đó là bảo vệ bản thân và các cán bộ khác của bệnh viện.

Chúng tôi đã bị ông giám đốc đè nén nhiều quá, độc quyền nhiều quá.

Người tố cáo vụ 'nhân bản' xét nghiệm động trời - ảnh 1
Người dân chia sẻ, ủng hộ hành động của chị Nguyệt (Ảnh: C.Q)

Chị có thể nói rõ về điều này?

Ông Liêm là người độc đoán và không tạo được môi trường làm việc lành mạnh, tích cực.

Ngoài tôi ra, có rất nhiều người làm chứng việc ông này đã chửi mắng cả vị phó giám đốc hay tát vào mặt một vị trưởng khoa trước mặt bệnh nhân chỉ vì trái ý.

Khi biết chúng tôi không đồng tình với chỉ đạo của mình (làm xét nghiệm giả, lắp ghép kết quả xét nghiệm của bệnh nhân - PV), ông giám đốc đã có những biểu hiện như trù dập, cô lập. Không cho chúng tôi tham gia trực hay được làm các công việc chuyên môn đầy đủ như trước đây.

Vẫn phải đấu tranh!

Từ khi tố cáo sự việc, cuộc sống riêng của chị và gia đình bị ảnh hưởng như thế nào? Chị và gia đình có bị đe dọa, mất an toàn không?

Tôi bị đe dọa, đàn áp nhiều chứ. Có nhiều cuộc nhắn tin dọa dẫm. Khi đơn tố cáo chưa được gửi thì đã bị lộ tên người ký, ngay hôm sau ông giám đốc đã phân công người xuống gặp tôi để uy hiếp, bắt phải rút đơn.

Người tố cáo vụ 'nhân bản' xét nghiệm động trời - ảnh 2
Chị Nguyệt vừa nói vừa khóc khi kể về chuyện bệnh nhân bị làm giả kết quả xét nghiệm và chuyện cán bộ bệnh viện phải “chịu nhục” khi làm việc dưới một Giám đốc độc đoán - (Ảnh: C.Q)

Chị có lường trước được những chuyện này không?

(Trước khi trả lời câu hỏi này, chị Nguyệt nghẹn ngào khóc).

Rồi chị nói: Tôi chấp nhận phải hi sinh, vì không ai dám nói ra. Cả bệnh viện biết hết đạo đức của giám đốc thế nào nhưng không ai dám đứng lên đấu tranh.

Tôi biết trước mình sẽ bị như thế, thậm chí bị trả giá. Nhưng tôi chấp nhận!

Tôi và tất cả cán bộ trong bệnh viện đã phải chịu đựng quá lâu, đã sống và làm việc quá nhục nhã! Còn nhân dân thì bị nhận một dịch vụ lừa đảo.

Nhiều người đấu tranh chống tiêu cực đã bị trả giá. Vì sao chị vẫn lựa chọn mình sẽ là người tiếp theo?

Tôi hiểu điều đó chứ! Nhưng tôi có niềm tin cái gì là sự thật thì sẽ được ủng hộ, còn cái gì xấu thì ta phải đấu tranh với nó.

Tôi muốn người dân được hưởng đúng quyền lợi của mình khi khám chữa bệnh, còn cán bộ công chức như tôi có môi trường làm việc lành mạnh, có sự tôn trọng, thân thiện, chia sẻ.

Thêm niềm tin

Chị có nhận được sự ủng hộ, chia sẻ của đồng nghiệp, chồng con và người thân không?

Tôi có nhận được sự ủng hộ của họ và của cả hàng xóm láng giềng, báo chí nữa. Một số đồng nghiệp của tôi rất tốt.

Người tố cáo vụ 'nhân bản' xét nghiệm động trời - ảnh 3
"Tôi và tất cả cán bộ trong bệnh viện đã phải chịu đựng quá lâu, đã sống và làm việc quá nhục nhã. Còn nhân dân thì bị nhận một dịch vụ lừa đảo” - lời chị Nguyệt.

Họ biết nhưng họ không dám ra mặt vì sợ, song phía sau thì họ ủng hộ mình rất nhiều. Có thể không nói ra thành lời nhưng bằng ánh mắt, bằng cử chỉ thì mình cảm nhận được.

Có người chỉ dám gặp riêng rồi mới nói là đã biết sự việc, có người chỉ ra hiệu. Sự ủng hộ đó họ cũng không dám công khai vì sợ ông giám đốc. Khi sự việc được phanh phui, cơ quan chức năng vào cuộc và báo chí lên tiếng ủng hộ, họ rất phấn khởi.

Những kết quả ở thời điểm hiện tại đã khiến sự việc sai trái bị dừng lại. Chị sẽ làm gì tiếp theo?

Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho sự việc này. Dù ‘cái xấu đang lấn át cái tốt’, nhưng tôi cũng tin rằng sự việc được dư luận quan tâm như vậy thì sự công bằng sẽ sớm được lấy lại.

Ông Giám đốc đã làm hỏng một thế hệ các cháu là nhân viên trẻ khi cho các cháu được toàn quyền làm việc sai trái. Lúc đầu mới đến thì các cháu biết lắng nghe người lớn. Nhưng khi được giám đốc trao quyền quá nhiều và lại làm láo như thế thì các cháu hư đi rất nhanh, bản thân các cháu không còn biết đâu là đúng sai phải trái.

Đó là bài học về hậu quả của đạo đức người lãnh đạo không tốt, người nào làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xin cảm ơn chị!

Sau khi làm việc với chị Nguyệt, phóng viên VietNamNet có tiếp xúc với một số người dân sống và buôn bán hàng hóa lâu năm ngay ở cổng bệnh viện.

Qua câu chuyện có thể thấy ngoài phản ánh từ phía cán bộ y tế trong bệnh viện thì ngay cả dư luận bên ngoài cũng “râm ran” nhiều chuyện không hay về tư cách, đạo đức của vị giám đốc này.

Nguồn: VNN

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !