Người thầy viết chữ bằng miệng

Nếu thoạt nhìn qua những nét chữ nắn nót ấy, chắc khó ai có thể nghĩ rằng, nó được viết bằng miệng chứ không phải bằng đôi tay của một thầy giáo đầy nghị lực.
Từ nhỏ sinh ra không được may mắn, đôi tay và đôi chân thầy không cử động được dễ dàng. Nhưng bằng ý chí quyết tâm, thầy vẫn tự chống nạng đi học đến tận năm lớp 8. Mong muốn được viết nên những nét chữ dạy cho các em nhỏ trong làng, thầy đã học viết bằng miệng.

Vượt lên bệnh tật

Đó là thầy Phùng Văn Trường, ở thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Lúc sinh ra bé Trường cũng như bao đứa trẻ khác, nhưng đến năm 2 tuổi, khi các bạn cùng lứa đã đi được, Trường vẫn không đứng vững được. Gia đình đưa đi khám tại viện 103 thì các bác sĩ kết luận, Trường bị chứng teo cơ, khoèo chân.

Người thầy viết chữ bằng miệng - ảnh 1

Thầy Phùng Văn Trường đang viết chữ bằng miệng

Năm 1985, sau khi được phẫu thuật, Trường đã tự chống nạng đi lại được, dù còn khó khăn. Thấy bạn bè được đi học, Trường cũng đòi bố mẹ cho mình đến trường. Những ngày đầu, bố mẹ thay nhau đưa cậu bé Trường đến lớp. Nhưng sau em xin được tự đi một mình.

Vậy là hằng ngày, bất kể trời nắng hay trời mưa phùn, gió bấc, đường đất lầy lội, câu bé tật nguyền vẫn một mình chống nạng, bước từng bước khó nhọc để đến trường cách nhà hơn 2km. Nhiều hôm trời mưa, ngã lên ngã xuống, quần áo, cặp sách của em bẩn hết.

Đôi tay không cầm bút được ngay ngắn như bạn bè, Trường cứ kẹp cây bút vào tay, rồi tập viết. Suốt những năm cấp I, năm nào Trường cũng là học sinh khá giỏi.

Nhưng đến năm lớp 8, bệnh nặng hơn, em không cầm bút được nữa. Đôi chân cũng yếu hơn, không tự chống nạng đi lại được, em phải ngồi xe lăn. Đến lớp 9, vì trường quá xa nhà, nên Trường xin bố mẹ được nghỉ học để ở nhà. “Mình thấy mình vẫn may mắn hơn những người cùng số phận là được đi học để biết cái chữ, biết cách làm tính, để bây giờ có thể đọc báo, hiểu biết thêm nhiều điều” – thầy Trường nói.

Những nét chữ viết bằng miệng

Nghỉ học ở nhà, Trươgf được bố mẹ xây cho một gian nhà nhỏ ở mặt đường, để mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ, để hằng ngày, được nói chuyện với nhiều người hơn, cho quên đi nỗi nhớ trường lớp.

Cửa hàng của anh Trường được rất nhiều cháu nhỏ trong làng tìm đến nghe kể chuyện, dạy tập viết. Lúc đầu, anh dạy viết, dạy đọc cho mấy cháu thường hay đến đó chơi. Sau bà con trong làng biết chuyện, nhiều người đã dẫn con đến nhờ dạy bảo giúp. Anh Trường thành thầy giáo làng của bọn trẻ.

Hằng ngày các cháu đi học về, buổi trưa, buổi chiều, đều ghé vào nhà thầy, để thầy dạy bài rồi mới về nhà. Ngày thứ bảy, chủ nhật, lớp của thầy đông các cháu nhỏ đến học hơn. Ở đây chủ yếu là các em nhỏ từ lớp 1 đến lớp 5.

Với tâm nguyện muốn dạy cái chữ cho các cháu nhỏ, thầy Trường không thu tiền học phí của các em. Về sau, nhiều phụ huynh thương thầy, góp nhau chút ít để thầy thêm tiền thuốc men.

Nhưng dạy các cháu mà không cầm bút viết được cái chữ, làm phép toán thì sao các cháu hiểu bài được. Điều này làm thầy trăn trở nhiều đêm không ngủ. “Mình bảo các cháu viết chữ đẹp, làm toán trình bày sạch sẽ gọn gàng, mà mình không viết được, thì làm sao các cháu nghe lời được. Muốn dạy được các cháu thì mình phải làm gương trước tiên” – thầy Trường nhớ lại.

Vốn có thói quen nghe đài, một lần, thầy được nghe câu chuyện về thầy Nguyễn Ngọc Ký, bị liệt đôi tay nhưng đã quyết tâm cầm bút bằng đôi chân, thầy Trường nghĩ rằng: Thầy Ký bị liệt đôi tay nhưng còn đôi chân để cẩm bút. Mình thì bị liệt cả chân và tay. Chỉ còn có thể cầm bút được bằng miệng. Nhưng trước đó, ở nước ta, chưa có ai cầm bút bằng miệng.

Người thầy viết chữ bằng miệng - ảnh 2

Lớp học của người thầy viết chữ bằng miệng

Nghĩ rồi làm, thầy kiên trì học ngậm bút để viết. Lúc đầu chưa quen, đầu bút chọc vào họng, nhiều lần bị nôn mửa.

Sau thầy nghĩ rằng, muốn viết được thì đầu bút phải được giữ chắc, nên thầy dùng răng hàm để giữ đầu bút. Những nét chữ đầu tiên nguệch ngoạc, nhưng rồi ngay ngắn theo từng ngày.

Thầy kiên trì học viết như vậy. Bây giờ, nếu ai chỉ nhìn những nét chữ thầy viết thì khó có thể nghĩ rằng, những nét chữ ấy được viết bằng miệng, chứ không phải bằng tôi tay như bao người khác.

Cảm động trước nghị lực, ý chí của thầy Trường, một cô gái trong xóm đã đem lòng yêu thương. Đến năm 2012, họ tổ chức đám cưới. Hiện thầy đã có một cậu con trai.

Tấm gương vượt lên số phận của thầy Trường được bà con làng xã truyền tai nhau như một câu chuyện cổ tích thời hiện đại. Đó là câu chuyện về người thầy viết chữ bằng miệng.
Vũ Viết Tuân

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

Đang cập nhật dữ liệu !