Người phụ nữ “đá bay” chồng lười biếng, tự nuôi con và gây dựng cơ đồ hàng trăm tỷ đồng
Quyết định làm mẹ đơn thân sau khi chồng tỏ thái độ và không muốn giúp đỡ vợ việc nhà, người phụ nữ dựng nên sự nghiệp với gia tài đáng nể.
Lấy chồng ai chẳng muốn có một điểm tựa. Trong tư tưởng của nhiều người, vợ tề gia nội trợ, chăm lo chuyện trong nhà. Chồng lo toan việc ngoài xã hội, chịu trách nhiệm kiếm tiền. Tuy nhiên, trong xã hội bây giờ, đàn ông cũng nên có trách nhiệm với công việc nhà, đỡ đần vợ bởi quán xuyến chuyện gia đình đâu phải là nhiệm vụ riêng của phụ nữ.
Có biết bao nhiêu những vụ tranh cãi nảy lửa xảy đến chỉ vì người chồng không biết cách đỡ đần vợ. Bởi vậy, muốn giữ gia đình hạnh phúc, đàn ông nên biết chủ động hơn. Nhiều phụ nữ không gặp được đàn ông biết tự giác. Họ đã có cách thức khác để thay đổi chính cuộc đời mình.
Matsuda Hiromi là một bà nội trợ điển hình ở Nhật Bản. Hiện tại, bà là chủ sở hữu của một công ty chuyên bán túi xách thủ công và các mặt hàng liên quan. Doanh thủ của công ty bà hằng năm lên đến 700 triệu Yên (tương đương 152 tỷ đồng).
Nhiều người cho rằng bà là một doanh nhân chính hiệu ngay từ buổi ban đầu. Tuy nhiên, ít ai ngờ được Matsuda đã từng là một bà nội trợ toàn thời gian. Bước ngoặt cuộc đời bà xảy đến vào năm 36 tuổi. Không may mắn, bà có một người chồng ích kỷ, chẳng biết quan tâm đến vợ con.
Khi đó, bà ở nhà chăm sóc cho 3 đứa con nhỏ và dệt túi thủ công để kiếm tiền tiêu vặt.
“Lúc ấy, tôi không có nhiều tiền để chi tiêu huống gì nói đến việc giải trí, vì vậy tôi thường tìm niềm vui cho mình bằng cách dùng giấy, vải để đan túi hay thậm chí còn… nhổ cỏ quanh nhà. Tôi nhổ cỏ say mê đến mức xung quanh nhà tôi không còn gì để nhổ phải sang nhà hàng xóm xin nhổ ké” – Matsuda kể.
Những chiếc túi của bà dược nhiều người khen ngợi và đón nhận. Cuộc sống ở nhà bí bách đã khiến Matsuda quyết định dồn hết 70 nghìn Yên (15 triệu đồng) tiền tiết kiệm để bắt đầu kinh doanh. Bà đăng bán túi trên mạng. Những việc này Matsuda đều giữ kín, không dám cho chồng biết.
Ngày đầu khởi nghiệp, bà vô cùng khó khăn trong mọi chuyện. Bán hàng số lượng lớn thì đâu thể dùng vải có sẵn hay cây cỏ quanh nhà. Bà đau đầu với chuyện tìm mua nguyên vật liệu giá rẻ cho đến marketing, tìm đối tác.
Nhờ sự quyết tâm lớn cùng chất lượng hàng hóa tốt, các sản phẩm handmade của bà dần dần được đón nhận.
Sau này, việc kinh doanh thuận lợi hơn, bà bắt đầu bán hàng rất chạy và nhận về phản hồi tốt từ khách hàng của mình. Bà quyết định “làm lớn” hơn nữa, mở một cửa hàng bán túi. Sau này, bà còn mạnh dạn mở rộng chi nhánh sang Hoa Kỳ.
Vì nghĩ rằng vợ ở nhà chăm con nên chồng Matsuda không hề quan tâm gì đến gia đình. Nhận thấy vợ bận rộn, chẳng chu toàn nhà cửa hơn trước, chồng của bà còn trở nên cáu gắt, không tôn trọng vợ.
Khi Matsuda nhờ chồng làm một số việc nhà, ông ta còn không hài lòng. Ông nhất nhất với quan điểm phụ nữ cần ở nhà chăm sóc chồng con và gia đình, đàn ông thì không nên làm những công việc nhà.
Vì sự ích kỷ đó của chồng, Matsuda đã quyết định ly hôn và chú tâm vào công việc kinh doanh của riêng mình. Nhắc đến chồng, người phụ nữ này chia sẻ: “Anh ta là người đàn ông mà tôi không cần nhất trong cuộc đời này”.
Rời xa cuộc sống hôn nhân, Matsuda ngày càng chú tâm vào công việc. Biết bản thân là mẹ đơn thân, bà càng cố gắng cân bằng giữa sự nghiệp và chăm sóc con cái.
3 năm tiếp theo, Matsuda kiếm được 300 triệu Yên (65 tỷ đồng). Hiện tại, sau gần 20 năm, công ty của bà đạt mức doanh thu 700 triệu Yên. Thay vì ở căn nhà nhỏ năm xưa, hiện tại mẹ con bà cũng sinh sống trong biệt thự rộng hơn 900m2 ở thành phố Mobara với giá 100 triệu Yên (tương đương 22 tỷ đồng).
Vậy mới nói, phụ nữ đã quyết tâm thì không gì không thể. Họ hoàn toàn có thể tự tay gầy dựng cơ đồ, tự mình làm chủ cả gia đình nếu như gặp phải người đàn ông không xứng đáng. Đàn ông cũng nên rút ra bài học cho chính mình, hãy giúp đỡ việc nhà cho vợ bởi chẳng có nhiệm vụ nào là cố định với bất cứ ai trong hôn nhân.
Chia tay người yêu “thanh mai trúc mã” đến với trai Tây, tôi ngậm trái đắng ngay sau đó
Tôi và Minh yêu nhau khi chúng tôi còn học lớp 12. Lên đại học, chúng tôi học hai trường cách xa nhau nhưng cuối tuần nào cũng hẹn hò và kể với nhau đủ thứ chuyện.
Theo Pháp luật và Bạn đọc/ Old Fashioned