Người phụ nữ có tấm lòng "bồ tát" 8 năm chạy “xe ôm” miễn phí đưa trẻ đến trường

Thấy những trẻ mồ côi, trẻ có gia cảnh khó khăn không có người đưa đón đến trường, chị Nguyễn Thị Hồng Hải (35 tuổi, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) đã tình nguyện làm “xe ôm” miễn phí. Suốt 8 năm qua, chị đã miệt mài đưa các em đến lớp.

Với người dân Tam Lộc, họ đã quá quen thuộc với hình ảnh chị Hải hằng ngày đưa đón trẻ mồ côi, trẻ có gia cảnh nghèo khó đến trường dù trời mưa hay nắng. Những năm qua, nữ “xe ôm” đã đưa đón 6 trẻ cho đến khi các em có thể tự đi xe đạp.

“Đời sống người dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là những em nhỏ đến tuổi học mẫu giáo, mầm non, song không có điều kiện đến trường nên tôi muốn đưa đón các em. Mới đó mà đã 8 năm rồi, dù không lớn lao gì nhưng tôi hi vọng việc làm của mình sẽ bù đắp một phần thiếu thốn cho các em…”, chị Hải tâm sự và cho biết, hiện tại hằng ngày chị vẫn đang đưa đón em Nguyễn Thị Thu Thủy (6 tuổi) đến lớp.

Dù trời mưa hay nắng, suốt 8 năm qua, chị Hải đã miệt mài đưa tổng cộng 6 em đến trường.

Hoàn cảnh của Thủy rất đáng thương khi cha mẹ em cưới nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Sau 3 tháng chung sống, cha của Thủy bỏ đi biệt tăm. Lúc Thủy được 17 tháng tuổi thì mẹ bị đuối nước rồi qua đời. Kể từ đó, em ở với bà ngoại già yếu bị mắc bệnh hở van tim nên không thể lao động nặng.

“Do mồ côi từ nhỏ nên em rất rụt rè. Lúc mới đến nhà đưa đón Thủy không chịu đi, phải mất một thời gian tiếp xúc em mới đồng ý. Lúc ấy tôi đang làm kế toán tại trường Mẫu giáo Tây Hồ (xã Tam Lộc), nên sáng ghé đón bé đến lớp, chiều chở về. Cứ đều đặn như vậy suốt 3 năm nay, 2 cô cháu cùng nhau đến trường”, chị trải lòng và cho hay, gia cảnh của bà ngoại Thủy là bà Nguyễn Thị Xuân (60 tuổi) rất khó khăn. Cả 2 bà cháu ở trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, không có gì đáng giá ngoài mảnh vườn nhỏ trồng rau. Hàng ngày bà Xuân mang rau ra chợ bán kiếm tiền để trang trải cuộc sống.

“Quần áo, đồ dùng học tập của Thủy được cô Hải mua cho. Khi mẹ Thủy mất, bệnh tim của tôi trở nặng nên không đi lại được nhiều. Nếu không có cô Hải đưa đón chắc cháu Thủy khó mà đến trường. Nay tôi ngày một già yếu hơn, không biết ra đi lúc nào nên chỉ biết gửi gắm cháu Thủy cô Hải chăm sóc…”, bà Xuân tâm sự.

Chị Hải (áo đỏ ngoài cùng bên trái) nhận bằng khen của Thủ tướng vào tháng 8 năm nay.

Được biết, do Thủy mồ côi cha mẹ, hoàn cảnh khó khăn nên được miễn học phí. Tuy nhiên, Thủy ở lại trường bán trú nên chị Hải đã đóng tiền ăn trưa cho em. Không những thế, chị còn đăng ký cho Thủy đi học thêm Toán và Tiếng anh. “Vợ chồng tôi có 2 con trai nên mong muốn nhận Thủy làm con nuôi. Em ấy rất ngoan, biết nghe lời nên gia đình tôi ai cũng yêu mến. Dù sau này bà Xuân có bề gì thì vợ chồng tôi vẫn chăm sóc, thương yêu Thủy như con gái của mình”, chị Hải bộc bạch.

Ngoài việc đưa đón trẻ đến trường suốt 8 năm qua, chị Hải còn vận động các nhà hảo tâm mua sắm quần áo, đồ dùng học tập cho những em có hoàn cảnh nghèo khó. Ngoài ra, chị còn tham mưu với lãnh đạo nhà trường vận động cán bộ, nhân viên đóng góp hỗ trợ tiền ăn cho các em.

Ghi nhận hành động ý nghĩa và nhân văn của chị, nhiều năm qua, UBND huyện và tỉnh đã trao tặng giấy khen cho nữ “xe ôm”.

Giữa tháng 8 năm nay, chị Hải là một trong 20 cá nhân vinh dự được Thủ tướng trao tặng bằng khen vì thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Sơn Tùng
Từ khóa: quảng nam nữ xe ôm đưa đón học sinh trẻ em thủ tướng

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !