Người "lập dị" dễ thương

Nói ngay, có lẽ chẳng ai gặp Lâm Tứ Khoa trong những câu chuyện đời thường nhìn thấy ở anh một tí tẹo gì gọi là lập dị.

Người ta thấy một người đàn ông gầy nhẳng lúc nào cũng lịch sự với sơ mi đóng thùng, gương mặt rất khó đoán tuổi vừa khắc khổ vừa như lúc nào cũng có nét cười, và lối nói chuyện rề rà giọng đặc sệt Thừa Thiên. Cái vẻ ngoài đó có thể giúp người ta dễ nhận diện anh, chứ khó nói được là có thể gây một ấn tượng nào về một kiểu người sống vượt ra ngoài khuôn khổ bình thường.

Người

Nhiếp ảnh gia Lâm Tứ Khoa. Ảnh: BÌNH YÊN

Ông già flycam

Lâm Tứ Khoa sống, giao du, làm việc bằng một vẻ hiền lành, nhiệt tình một cách từ tốn. Chẳng bao giờ nổi nóng. Chẳng bao giờ sai hẹn. Ồ vậy thì có thể nói anh sống chuẩn mực quá nữa, một lối sống bình thường, lành mạnh.

Nhưng có dịp “cọ xát” nhiều với Khoa trong công việc của anh. Vừa nghe vừa chứng kiến kiểu anh “làm chơi” với cái nghiệp flycam bây giờ, mới thấy ở “ông già flycam” này có cái nét si mê rất dễ thương của một tay tài tử.

Lâm Tứ Khoa gắn bó với công việc kỹ thuật hiện trường ở Đài truyền hình VTV Đà Nẵng gần 20 năm. Anh đi nhiều nơi, chụp nhiều hình, triển lãm cũng nhiều lần (có khi khiến các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp phải phát ghen). Nhưng từ khi bập vào flycam, hình như anh dành hết thời gian và sự chú ý vào cái thể hoại bay bổng này.

Cái cách anh chìm đắm trong những góc quay flycam cũng có vẻ gì Đông-ki-sốt nữa, có lẽ tôi sẽ đặt cho anh biệt danh mới, “Đông-khoa, nhà flycam trứ danh xứ Tourane”. Ấy, nói Tourane thay vì Đà Nẵng cho nó quý tộc một tí.

Tôi mạnh dạn “đề xuất” cái biệt danh mới của anh, dĩ nhiên là để vui thôi. Cơ mà giả dụ tôi nói với anh như vậy, chắc anh sẽ cười trừ, có lẽ anh sẽ thích nữa không chừng. U60, mà Khoa chơi toàn với đám trẻ, cái thế hệ ăn ngủ trong đủ thứ đồ chơi công nghệ cao, nhất là những đứa dính dáng tí chút vào lĩnh vực phim ảnh như cái nghề của Khoa. Trong nghề nghiệp hiện tại, rõ ràng Khoa không có đồng nghiệp cùng trang lứa. May mà anh hiền và dễ gần, nên giao du với đám trẻ không ngại ngần gì, và chính họ đặt cho anh cái tên “ông già flycam” chẳng biết từ bao giờ đó.

Chắc cũng chưa lâu. Bởi dù flycam chẳng xa lạ gì với thế giới, hay với Hà Nội, Sài Gòn, thì ở miền Trung này vẫn khiến người ta mắt tròn mắt dẹt khi lần đầu tiên thấy Khoa đeo bộ điều khiển trước bụng, tay đẩy cần, mặt ngước lên trời ngó theo cái con ruồi bay vo vo xa tít.

Gọi Khoa là tiên chỉ của làng flycam (nhỏ bé) ở Quảng Nam - Đà Nẵng cũng xứng đáng thôi. Anh không chỉ là người đầu tiên bay thành nghề ở đây, mà cái vốn kinh nghiệm ứng phó với “sự cố” đã thuộc loại đáng nể. Trong khoảng hai năm, Khoa đã mua đến 8 “con” flycam, trong đó hai con lỗi thời chỉ còn để trưng bày, hai con đang chạy tốt, và bốn “con” tử thương hoặc mất tích.

Anh tập lái flycam hoàn toàn tự mày mò, chẳng qua trường lớp gì ráo. “Tao thấy họ bay tao thích quá, rứa là mua về, lắp vô bay”. Nói nghe ngắn gọn vậy, chứ “học phí trả bằng hiện vật” cũng hết 4 con fly, gần cả trăm triệu bạc.

Tài tử… ảnh

Xuất thân từ khoa điện tử trường trung học kỹ thuật trước 1975, Khoa từng làm đủ thứ việc khác nhau trước khi nhúng chân vào nghề truyền hình, cái nghề mở đường cho nghiệp chụp ảnh và flycam. Thời ông kiến trúc sư người Ba Lan Kazik đến trùng tu các tháp Mỹ Sơn trước năm 90, anh đã góp mặt với vai trò là quản lý vật tư của Sở VHTT Quảng Nam. Anh kể thời đó, đường từ bến đò Kiểm Lâm vào Mỹ Sơn chỉ có thể đi bộ, vật tư chuyển từ bến đò vào phải thuê thợ hồ đang làm việc ở công trình gánh vào từng chút một. Có lần đám thợ chê công thấp không chịu gánh giúp, một mình anh phải túc tắc gánh mấy tấn xi măng trên quãng đường hơn 5 cây số. Kể lại mà cười, như một kỷ niệm “ác ôn” của thời tuổi trẻ, chẳng phải để kể công lao hay than thở gì.

Cái tính anh vậy, chuyện gì cũng dễ qua. Cái thời bạn bè trang lứa anh phần lớn gắn mình vào biên chế của một cơ quan nào đó, anh lại nhảy việc như hươu. “Tao làm chỗ nào chán là tao nghỉ, rứa đó”. Rứa đó là tài tử quá trời chi nữa! Lâm Tứ Khoa rõ ràng không “chuyên nghiệp” chút nào trong công tác, anh chỉ làm việc gì anh thấy hứng thú mà thôi. Tôi cho rằng đó là cái đặc tính rất nghệ sĩ trong người anh, bất chấp anh chẳng khoác một danh xưng “sĩ” nào hết.

Riêng chuyện anh chơi ảnh và tự mang đi triển lãm khắp nơi cũng là cái thú tốn kém lắm. Từ khi sắm được cái máy ảnh đầu tiên đâu hơn chục năm trước, những chuyến đi lưu động của Khoa ngoài công việc của ê-kíp truyền hình, có thêm sự hứng thú “săn bắt ảnh”. Chỉ thích, có máy thì chụp cho vui, vậy mà anh dần dà tích góp được cả một sưu tập đáng kể về con người và mảnh đất Tây nguyên. Riêng đề tài này anh đã tổ chức được 4 cuộc triển lãm ở 4 tỉnh Tây nguyên. Người ta mời anh triển lãm vì biết anh có nhiều ảnh đẹp, và trong những cuộc triển lãm, hầu hết anh tự bỏ tiền túi để phóng ảnh, đi lại, ăn ở… Nếu có cơ quan nào trả chi phí cho anh thì “cũng tốt”, và huề vốn là anh mừng rồi.

Người

Mỹ Sơn. Ảnh: LÂM TỨ KHOA

Cầm máy, Khoa không rắp tâm sáng tác gì cả, anh chỉ chụp những gì anh gặp tình cờ, như kiểu người ta đi du lịch. Nhưng nhìn những tấm ảnh của Khoa cùng đề tài với một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, vẫn thấy thích hơn vì có nét gì chân thực, mộc mạc, không sắp đặt. Chẳng bố trí mẫu, chẳng sắp đặt ánh sáng hay lựa chọn bối cảnh gì hết. Khoa thấy thích là chụp. Có lẽ người ta thích mời Khoa bày hình vì hình anh thực và gần gũi hơn những kiểu sáng tác sáo mòn đến nhàm chán của nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp khác. Anh ngồi đếm, cái nhớ cái quên, cũng đút túi chừng mươi cuộc triển lãm ảnh mà không có định danh “Nhiếp ảnh gia” trước tên anh như vậy.

Vô tư… cho

Tôi ngờ là những cuộc triển lãm đó sẽ còn kéo dài nữa, nếu cái flycam không bốc anh lên mấy năm gần đây.

Chơi/ làm flycam tốn kém thiệt, nhưng nó đẻ ra thu nhập. Từ những đoạn phim quay chơi và quay cho bạn bè trong nghề, anh dần dần được nhiều người biết tới. Bắt đầu có những cuộc gọi đặt hàng. Những cuộc gọi đến nhiều hơn. Và bây giờ cái tên Lâm Tứ Khoa là lựa chọn hàng đầu của những người làm phim và truyền hình cả nước, khi họ cần một vài cảnh quay đâu đó ở các tỉnh miền Trung. Từ biển, đảo, đến núi rừng. Từ phố phường đến di tích danh thắng… Kho tư liệu của Khoa hiện nay hầu như gồm đủ các địa chỉ đáng chú ý từ Quảng Bình vào tới Bình Thuận.

Đắt “sô” vậy, nhưng chưa bao giờ thấy Lâm Tứ Khoa quan tâm tới chuyện giá cả mỗi khi người ta đặt hàng anh. Bởi như anh nói, anh chơi vì thích, và cái thích đẻ được ra tiền là quý rồi, khỏi nề hà.

“Cái lợi tự nhiên nó tới”, luôn lạc quan như vậy. Chẳng vậy mà trong cái kho đồ sộ tư liệu hình ảnh của anh, anh sẵn sàng chia sẻ cho bất cứ ai, đôi khi chẳng biết mặt mũi, chỉ gọi xin anh qua một cuộc điện thoại. Trong clip quảng bá hình ảnh đất nước “Welcome to Việt Nam” của Bộ ngoại giao cho ra mắt tháng 9 vừa qua, có nhiều cảnh quay flycam các danh thắng ở miền Trung là tư liệu do Lâm Tứ Khoa cung cấp. Anh hào hứng kể, khi xem bản demo của clip xong, anh gọi điện cho đạo diễn đề nghị bổ sung một số cảnh quay về biển đảo và gửi ngay cho ông này các đoạn phim anh từng quay ở Cù Lao Chàm, Lý Sơn… Tôi thấy anh thực tâm vui sướng vì công việc của mình thực sự giúp ích cho việc quảng bá hình ảnh của đất nước.

Chính ở chỗ làm nghề kiểu tài tử và vô tư như vậy, mà tôi thấy Lâm Tứ Khoa lập dị quá. Lập dị mà không “tỏ ra nguy hiểm” nên dễ thương vậy đó.

Theo Minh Điền/ Quảng Nam online

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !