Người họa sĩ hơn nửa cuộc đời gắn bó với nghề vẽ bảng hiệu quảng cáo kiểu cổ
Ông Nguyễn Thế Minh hằng ngày vẫn say sưa từng nét cọ đậm nhạt trên những tấm biển quảng cáo kiểu cổ điển trong gian phòng khách chật hẹp |
Giữa sự phát triển của công nghiệp in ấn nhanh, gọn và mỹ thuật cao thì nghề vẽ tranh quảng cáo kiểu cổ điển đã dần mai một. Nhớ lại thời hoàng kim của nghề vẻ bảng hiệu quảng cáo những năm trước và sau năm 1975, ông Minh cho biết “Sài Gòn lúc đó rất nhiều tiệm vẽ quảng cáo ra đời, nhất là trong nội ô thành phố. Khi nào chủ tiệm đến nhờ làm bảng hiệu, thì cứ đưa ra một vài mẫu chủ tiệm chọn. Tuy vậy, những hình ảnh , kiểu chữ và màu sắc đều được vẽ từ đôi tay của các thợ vẽ đều có những nét riêng biệt”.
Ông Minh có niềm đam mê hội họa từ nhỏ. Suốt quảng thời gian học trung học, ông tranh thủ thời gian đến học lớp vẽ trong nội ô thành phố. Sau này, khi lập gia đình ông làm công nhân cho một nhà máy Sài Gòn lúc đó, để kiếm tiền nuôi vợ con, ông đành gác lại niềm đam mê của bản thân.
Khi nhà máy giải thể, ông quay lại với niềm đam mê bằng cách mở tiệm vẽ bảng hiệu quảng cáo và nhận vẽ trang trí cho các nhà hàng, quán xá khắp Sài Gòn. Ông tâm sự “Làm nghề này đã gần 30 năm, chú thấy thoả sức đam mê của bản thân thôi, còn thu thập thì lúc có lúc không”.
Trong gian phòng khách chưa đầy 10m2, mở từ 8 giờ sáng đến khuya, những tấm bảng hiệu trưng bày ngay ngắn trên các giá đỡ. Một hình ảnh họa sĩ già, mái tóc bạc, dáng người gầy gò vẫn tỉ mỉ trong từng nét cọ.
Ông là người cuối cùng ở Sài Gòn còn “ níu kéo “ với nghề vẽ bảng hiệu quảng cáo kiểu cổ này |
Thời gian gần đầy, xu thế tìm lại vẻ đẹp “ Sài Gòn xưa” đang rộ lên, những chủ cửa hàng, quán cà phê…đến nhờ ông vẽ bảng biểu quảng cáo càng nhiều. Ông cũng không nỡ lòng từ chối, cứ nhận cho dù vợ con khuyên ông nghỉ ngơi. Ông tâm sự “cái nghề này giờ như hoa nở cuối mùa, nhiều người đến tìm đến tiệm chú để đặt hàng, đôi khi họ còn mời chú tới để vẽ trang trí không gian cửa hàng, quán xá cho họ”.
Để hoàn thành xong một bảng biểu quảng cáo, ông Minh cho biết “Khi nhận được đơn đặt hàng, họ sẽ đưa cho mình một bản phác thảo trên giấy và yêu cầu về chất liệu gỗ, hoặc nhôm…. Đầu tiên phải dùng sơn trắng để sơn lót bề mặt tấm bảng. Sau khi sơn lót khô họ sẽ dùng phấn hay viết chì kẻ chữ, phác thảo hình ảnh lên bề mặt nó.
Sau đó, bắt đầu tô sơn vào hình vẽ và chữ đã được kẻ sẵn. Kiểu, kích cỡ chữ và hình ảnh trên bảng hiệu phải cân đối với diện tích của tấm bảng hiệu. Công việc này kéo dài cả tuần và có thể hơn tùy theo kích cỡ to, nhỏ của bảng hiệu”.
Sống với nghề đã 30 năm này, ông vẫn luôn tâm niệm “cái nghiệp đã tìm đến mình thì mình phải sống đẹp với nghiệp. Từng nét chữ, nét cọ phải luôn đặt tâm trí vào đó, xong rồi mình ưng ý mới gọi họ tới lấy”.
Ông vẫn luôn tâm niệm “ cái nghiệp đã tìm đến mình thì mình phải sống đẹp với nghiệp. Từng nét chữ, nét cọ phải luôn đặt tâm trí vào đó |
Cửa tiệm ông nằm trên đường An Dương Vương – Q.Bình Tân mang một nét đẹp riêng còn sót lại của Sài Gòn xưa |