Người đàn bà muốn sống đến hơi thở cuối cùng với bệnh nhân phong

Sinh ra trong một gia đình đông anh em, sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ nên bà Nguyễn Thị Xuân, sinh năm 1957 phải bươn trải đủ nghề, kiếm tiền nuôi các em nhỏ.

Là con cả trong một gia đình có 5 anh em, ngày Xuân lên 9 tuổi thì bố mất, 10 năm sau ngày bố mất, người mẹ cũng bỏ 5 chị em mà đi vì lao lực. Từ đó, Xuân thay mẹ, thay bố trở thành lao động chính, trụ cột trong nhà, chăm lo cho đàn em.

Nghỉ học, làm đủ mọi công việc miễn là có tiền nuôi em, những giọt nước mắt tủi hờn Xuân chỉ dám khóc lúc một mình. Với bản tính cần cù, chịu thương, chịu khó, ngoan ngoãn, hiền lành, chị được nhận vào làm giáo viên dạy mầm non ở xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Ngày đi dạy và được trả thóc, trưa chị vẫn duy trì nghề tráng bánh đa, tối lại cùng các em đốt lửa nướng bánh mang ra chợ bán, cứ thế, chị thay bố mẹ đã khuất lần lượt dựng vợ, gả chồng cho 4 người em.

Trốn nhà, mang cơm nắm muối vừng đi "tình nguyện" ở trại Phong

Cơ duyên đến với chị trong một lần đi dạy học, chị tình cờ đọc được cuốn sách “Lạc quan trên miền thượng” kể về cuộc sống của những bệnh nhân phong ở Trại phong Di Linh (Lâm Đồng), khiến chị tò mò và có phần day dứt. Chị quyết định tìm đến Trại phong Quả Cảm ở xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thăm.

Tại đây, chị đã tận mắt chứng kiến cuộc sống khổ cực, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần của những người bệnh. Chị cảm thấy đau đớn như họ chính là người thân của mình và quyết định sẽ gắn bó với họ.

Cứ đến ngày nghỉ, chị lại giấu gia đình lên đây tình nguyện giúp đỡ những bệnh nhân phong. Khi thì cõng một cụ bà cụt chân, khi thì xách xô nước cho cụ ông cụt tay, khi thì giặt quần, áo, nấu cơm…Dù là một người hoàn toàn bình thường, nhưng chị Xuân cảm nhận được những đau đớn tinh thần của họ khi bị chính những người thân của mình hắt hủi, cả xã hội xa lánh, dè bỉu.

Người đàn bà muốn sống đến hơi thở cuối cùng với bệnh nhân phong - ảnh 1

Bà Xuân hướng dẫn cho bệnh nhân phong tập luyện trong phòng phục hồi chức năng

Có rất nhiều trường hợp cụ ông, cụ bà sống ở trại phong này mấy chục năm rồi mà con, cháu, anh em chưa một lần lên thăm. Họ cảm thấy cô độc, buồn chán đến nỗi có người muốn tìm đến cái chết như một sự giải thoát khỏi khổ ải trần gian. Vậy là chị Xuân nảy ra suy nghĩ, tại sao mình không trở thành con, cháu, trở thành người thân của những người bệnh nhân ở đây, giúp họ vui, sống chiến đầu với bệnh tật và chiến đấu với cả sự kỳ thị của cả xã hội lúc bấy giờ.

Những lần chị trốn gia đình lên Trại phong Quả Cảm ngày một dày thêm, chị đi từ sáng đến tối mới về. Mỗi lần đi chị đều mang theo một vài nắm cơm, với muối vừng để ăn, chứ nhất định không chịu ăn cơm của các bệnh nhân vì chị biết cuộc sống của họ ở thiếu thốn trăm bề và chị không muốn góp phần làm tăng sự khó khăn đó nữa.

Cho đến một ngày, chị quyết định nghỉ dạy học lên ở hẳn trên Trại phong Quả Cảm để chăm sóc những người bệnh thì chị bị cả gia đình phản đối. Những người em ruột của chị nói chị bị điên, bị hâm, người khác tránh đi chẳng được, còn chị thì đâm đầu vào. Người cậu ruột dọa sẽ từ mặt nếu chị còn tiếp lục đến trại phong. Hàng xóm bàn ra tán vào, bạn bè xa lánh, trêu chọc. Nhưng chị bỏ ngoài tai tất cả những lời thị phi, lặng lẽ gói đồ đạc lên trại phong ở từ khi mới tròn 30.

28 năm đầy ắp nghĩa tình

Sau 2 năm tình nguyện ở lại chăm sóc bệnh nhân phong, chị được cử đi học lớp y tá ở Trại phong Quy Hòa (Quy Nhơn, Bình Định). Vì mới học hết lớp 5 nên chị luôn tự ti về trình độ của mình, chị sợ sẽ không theo kịp các bạn trong lớp, không có đủ kiến thức để chăm sóc các bệnh nhân nên chị đã cố gắng chăm chỉ để bù lại. Chị kể đã có lần, chị phải làm đi làm lại tới 50 lần cho một bài học. 

Những năm chăm sóc bệnh nhân của chị sau này không chỉ xuất phát từ tình thương đơn thuần nữa mà còn là lương tâm nghề nghiệp. Nhưng điều khiến chị day dứt và đau xót nhất là nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần của BN phong khi các phần thân thể của họ bị rơi rụng dần đến mức có những người không thể lao động bình thường, thậm chí đi cũng không vững. Nỗi niềm ấy khiến chị nung nấu mong muốn có thể làm gì bù đắp cho họ, và chị đã xin đi học lớp làm chân tay giả vì thế.

Năm 2012, bà Xuân nhận quyết định nghỉ hưu sau 28 nghĩa tình chăm sóc những bệnh nhân phong. Nhưng, phần thời gian còn lại tuổi già, bà không trở về nghỉ ngơi an dưỡng mà xin ở lại trại phong để được tiếp tục chăm sóc những bệnh nhân. Bà bảo rằng, bà muốn cùng họ sống đến cuối đời, muốn chia sẻ với họ đến tận khi nào sức bà còn có thể.
Lại Hà - Đắc Chuyên

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !