Người bán vé số, xe ôm, ba gác... được sửa giày dép miễn phí

Ngồi vỉa hè kiếm sống bằng công việc sửa giày dép, thế nhưng với tấm lòng thương người, chàng thợ trẻ tuổi đã giúp đỡ nhiều người nghèo khó bằng việc sửa giày dép miễn phí.

“Bảng hiệu” có một không hai

Hãy chia sẻ với Infonet.vn những điều đẹp đẽ, những tấm gương bình thường mà cao quý bạn vô tình hay thường xuyên bắt gặp đâu đó thường ngày, những câu chuyện cảm động để cùng chúng tôi tiếp tục "bền bỉ đánh thức chuyện tử tế" trong mỗi giây cuộc sống.

Câu chuyện được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của TS.

Bài vở xin gửi về: toasoan@infonet.vn

Trưa, nắng Sài Gòn như đổ lửa xuống mặt đường. Trước ki ốt cho thuê số 60 đường Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận), anh Bình vẫn cặm cụi làm việc. Mồ hôi nhễ nhại trên gương mặt chàng thanh niên. Nơi làm việc của Bình chỉ là một góc nhỏ đủ chỗ cho hai người ngồi và kê một chiếc kệ nhỏ trưng vài đôi giày, đôi dép đã cũ mèm.

Đó là không gian làm việc của anh Lý Ngọc Bình từ hai năm nay. Sở dĩ “tiệm” giày của anh được chú ý hơn những nơi khác bởi dòng chữ in trên tờ giấy A4 được ép nhựa: Sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, ba gác, xích lô, người thu gom rác. Dòng chữ mang nhiều ý nghĩa như bảng hiệu riêng cho “tiệm” của Bình.

Người bán vé số, xe ôm, ba gác... được sửa giày dép miễn phí - ảnh 1

"Bảng hiệu" đặc biệt của anh Bình (Ảnh: Phương Nguyễn)

Trước khi gặp Bình, tôi mường tượng “chủ tiệm” sửa giày dép này là cụ già tốt bụng nào đó, hay chí ít cũng là một người đã đứng tuổi, ít ai ngờ đó là chàng trai mới 30 tuổi. Anh Bình chia sẻ, xuất phát từ sự cảm thông cho cuộc sống của những người nghèo khổ, phải bươn chải kiếm từng bữa cơm nên anh muốn giúp họ đỡ tốn kém phần nào bằng việc sửa giày dép mà không lấy tiền.

Bình kể, quê anh ở Gia Lai, gia đình vốn nghèo khó. Từ khi cha anh mất cuộc sống lại càng khó khăn hơn. Nhà có bốn anh chị em, hai người đã lập gia đình chỉ còn Bình và em gái. Học hết lớp 9 Bình được mẹ cho học nghề đóng giày, anh trở thành lao động chính trong gia đình. Tiền kiếm được Bình nuôi em gái ăn học, phụ giúp mẹ già.

Năm 2007, Bình khăn gói vào Sài Gòn tìm việc làm. Nhiều dự định, ấp ủ nhưng cuộc sống chốn thị thành nhiều khó khăn. Trước khi ngồi vỉa hẻ sửa giày dép Bình từng làm đủ thứ việc.

“Giúp được ai thì mình sẵn lòng”

Chính vì hiểu cuộc sống mưu sinh nơi đất khách quê người vất vả như thế nào với những người nghèo khó nên Bình càng cảm thông, muốn chia sẻ. Với công việc sửa giày dép này, bình quân mỗi ngày Bình thu nhập được gần 200 ngàn đồng. Mỗi đôi giày, dép hư hỏng khách mang đến dán keo, may chỉ lại Bình lấy giá từ 20 ngàn đến 40 ngàn đồng.

Người bán vé số, xe ôm, ba gác... được sửa giày dép miễn phí - ảnh 2

Với công việc sửa giày dép, mỗi ngày Bình kiếm được gần 200 ngàn đồng (Ảnh: Phương Nguyễn)

Chỗ làm là nơi vỉa hè nên mỗi khi trời mưa gió Bình phải thu dọn đồ nghề. Những ngày trở trời như vậy anh chỉ kiếm được vài chục ngàn. Nhưng bù lại vì có nhiều khách quen biết đến “tiệm” giày của Bình nên với anh như thế đã là ổn định.    

Nói về việc nhận sửa giày dép miễn phí cho những người lao động cực khổ, Bình nhớ đến người khách là cụ ông bán vé số. Người khách làm Bình thay đổi suy nghĩ mà từ đó thương người nghèo khó hơn. Đó là ông cụ đã ngoài 70, đi bán vé số trên chiếc xe đạp cọc cạch.

“Lúc ông ghé tiệm đưa đôi dép đã mòn đế, hở keo nhờ sửa giúp tự dưng mình cảm thấy có gì đó nghẹn ở cổ họng. Với dáng vẻ gầy gò vậy mà cụ đạp xe dưới trời nắng chang chang đi bán vé số mình thấy thương vô cùng”, Bình nhớ lại.

Người bán vé số, xe ôm, ba gác... được sửa giày dép miễn phí - ảnh 3

"Gia tài" của Bình chỉ vỏn vẹn là đống đồ nghề này (Ảnh: Phương Nguyễn)

Sau lần sửa dép cho cụ ông không lấy tiền đó Bình mới nghĩ ra việc in dòng chữ sửa giày dép miễn phí trưng trên kệ cho nhiều người biết ghé vào. Từ đó có nhiều bác chạy xe ôm, chú đạp xích lô, chị mua ve chai, anh thu gom rác… tìm đến “tiệm” giày của Bình.

Bình dự định khi dành dụm đủ tiền anh sẽ mở một tiệm giày dép nhỏ, để anh không phải chạy đôn chạy đáo dọn hàng lúc trời mưa, để anh kiếm tiền chăm lo cho mẹ già. Và cũng để anh được giúp đỡ nhiều hơn những mảnh đời cơ cực vì như anh nói “nhiều người còn khó khăn hơn mình nên giúp được cho ai cái gì thì mình sẵn lòng, thế thôi!”.

Phương Nguyễn

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !