Người 18 năm treo cờ Tổ quốc ở Kinh thành Huế

Dù là công việc nguy hiểm nhưng nhân viên bảo vệ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vẫn cần cù, miệt mài và vinh dự được làm nhiệm vụ treo cờ Tổ quốc trên đỉnh Kỳ đài suốt 18 năm nay ở Kinh thành Huế.

Chọn mặt gửi vàng

Kỳ đài Huế thường được người dân cố đô Huế gọi là cột cờ Phu Vân Lâu bởi cột cờ nằm ngay phía sau Phu Văn Lâu - Huế.

Kỳ đài Huế chính thức được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (Đinh Mão 1807) và đến thời vua Minh Mạng liên tục được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840, cột cờ nguyên xưa làm bằng gỗ và đến năm 1948 cột cờ bắt đầu được làm bằng bê tông cốt sắt với tổng chiều cao 37m. Để giữ được màu tươi và không bị rách do thời tiết mưa nắng, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phân công nhiệm vụ cho 2 nhân viên bảo vệ có khả năng trèo cao và cẩn trọng chuyên làm nhiệm vụ chăm sóc, bảo quản, treo và hạ cờ Tổ quốc dài 12m, rộng 9m ở cột cờ Kỳ đài.

Cột cờ Kỳ đài Huế cao 37m.

Theo đó, anh Trần Thạch Cương (44 tuổi) và anh Lê Tiến Sĩ (48 tuổi) được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giao trách nhiệm luân phiên nhau trực 1 ngày đêm/1ca tại cột cờ Kỳ đài Huế ngay từ khi được nhận vào làm việc tại Tổ bảo vệ Kỳ Đài.

Đang làm nhiệm vụ trực trên đường 23/8 (TP.Huế) trước cửa Ngọ Môn anh Trần Thạch Cương (trú đường Xuân Diệu, phường Trường An, TP.Huế) là nhân viên bảo vệ coi, thay, gỡ, treo cờ trên cột cờ Kỳ đài Huế cho biết, anh được  nhận vào làm việc tại Tổ bảo vệ Kỳ đài (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) từ năm 2000. Tuy nhiên, do có khả năng trèo nên được tổ phân công làm nhiệm vụ chăm sóc, bảo quản, treo và hạ cờ Tổ quốc ở cột cờ trên đỉnh Kỳ đài Huế đến nay đã được 18 năm.

"Dù hiện nay đã lớn tuổi và đã hàng trăm lần leo lên cột cờ Kỳ đài nhưng chưa bao giờ có cảm giác run sợ hay choáng ngợp bởi độ cao và chỉ những người chịu được áp suất độ cao, chịu khó thì mới làm được"- anh Trần Thạch Cương vui vẻ cho biết.

Cờ Tổ quốc được các nhân viên hạ xuống, treo lên khá đơn giản bằng máy tời nhưng hàng ngày 2 nhân viên bảo vệ phải đối mặt với nguy hiểm bởi các sự cố như cờ cuốn vào cột, rách cờ... và phải trèo lên gỡ hoặc các ngày lễ lớn trúng vào lúc gió to, mưa bão thì phải gỡ ngay.

Tuy nhiên, hiện nay do đã làm nhiệm vụ lâu năm nên có kinh nghiệm và biết được hướng gió từng ngày, từng mùa nên đỡ vất vả cũng như công sức "bị cờ cuốn vào cột nhưng đoán được hướng gió thì cứ để như vậy một lúc sau gió đổi hướng và cờ lại tung bay không cần phải lên gỡ". Ngoài ra, “việc trực vào ban đêm mà khu vực ít người qua lại, trong khi hay có kẻ xấu lui tới nên lắm lúc cũng nguy hiểm" - anh Trần Thạch Cương chia sẻ.

Vinh dự lớn

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, lá cờ Tổ quốc treo trên đỉnh Kỳ đài được thay thế vào các ngày lễ, tết, Quốc khánh 2/9, giải phóng Thừa Thiên – Huế… và đón các nguyên thủ Quốc gia nhưng nhân viên bảo vệ phải trực 24/24 theo dõi để xử lý các tình huống luôn luôn xảy ra do gió lớn.

“Trước đây, cờ Tổ quốc được làm bằng vải sa tanh nhuộm đỏ nên rất nặng và phải 2 người gánh mới nổi nhưng cờ Tổ quốc hiện nay chỉ cần 1 người sách đưa lên treo” – anh Trần Thạch Cương cho hay.

Trao đổi với PV, anh Huỳnh Ngọc Ánh – Tổ trưởng phụ trách Kỳ đài Huế cho biết, đây là công việc mà rất ít người làm được bởi độ cao, thường xuyên xảy ra sự cố vào các ngày mưa to, gió lớn và tổ phải chọn những người có khả năng, chịu khó, kiên trì lâu dài.

Anh Trần Thạch Cương nhìn về phía cột cờ và nói gió buổi chiều thường ổn định hơn buổi sáng.

Ngoài nhiệm vụ gìn giữ, bảo quản, treo và hạ cờ trên Kỳ đài Huế, anh Sĩ và anh Cương còn phải đi trực bảo vệ di tích luân phiên theo sự phân công của đơn vị cũng như vừa coi cờ vừa chào đón khách đến tham quan Đại nội Huế như những nhân viên bảo vệ nào khác. Mỗi tháng, ngoài bảo hiểm thì hai anh được hưởng lương 3,7 triệu/1tháng/1người nhưng “nhiệm vụ treo lá cờ Tổ quốc ở vị trí trang trọng nhất của Kinh thành Huế cũng là một vinh dự lớn” - anh Trần Thạch Cương nói.

Hà Oai

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !