Ngoài gói bánh chưng, chuyên gia tiết lộ lá dong còn có thể chữa bệnh theo cách này nhưng không phải ai cũng biết

Hàng loạt những bài thuốc chữa bệnh từ lá dong, trong đó có công dụng giải rượu rất đáng ghi nhận vào dịp Tết là điều chúng ta cần tận dụng tối đa.

Lá dong được dùng để gói bánh chưng dịp Tết hóa ra còn là thuốc chữa bệnh trong Đông y

Cứ mỗi dịp cận Tết, những gánh hàng bán đầy ắp lá dong lại xuất hiện trên những nẻo đường, con phố. Từng gánh hàng rong gắn liền với hình ảnh Tết cổ truyền. Người ta thường lấy lá dong làm bánh chưng, bánh ú, bánh giò, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ. 

Theo kinh nghiệm dân gian từ lâu đời, gói bánh chưng với lá dong, khi luộc bánh sẽ có mùi thơm đặc trưng, vô cùng dễ chịu và cũng rất đặc biệt, gợi đến một cái Tết an yên, đoàn viên. 

Ngoài gói bánh chưng, chuyên gia tiết lộ lá dong còn có thể chữa bệnh theo cách này nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 1.

Người ta thường lấy lá dong làm bánh chưng, bánh ú, bánh giò, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ.

Lá dong thuộc loại cây thảo cao khoảng 1m, thân rễ hình củ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, dài 30 - 50cm, rộng 10 - 20cm, gốc nhọn, đầu có mỏ ngắn, hai mặt nhẵn; cuống lá dài, nhẵn; bẹ lá nhẵn hay có lông ở gốc.

Loại lá này được phân bố ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Indonesia, Myanma, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có ở nhiều nơi thuộc Bắc Bộ, Trung Bộ...

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, lá dong có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết, lợi niệu.

Ngoài gói bánh chưng, chuyên gia tiết lộ lá dong còn có thể chữa bệnh theo cách này nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 2.

Loại cây này sản xuất ra củ dong vốn là loại củ ăn vặt được nhiều người yêu thích. Củ dong chứa rất nhiều tinh bột, có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, an thần và giáng áp, thường được dùng để chữa viêm gan vàng da, bệnh lỵ mạn tính, ho ra máu, huyết lậu (rong huyết), bạch đới (khí hư), kinh nguyệt không đều, ung nhọt... Rễ của cây dong dùng chữa sưng gan; lỵ; tiểu tiện đỏ đau...

Là thứ gợi nhớ đến món ăn không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về nhưng ít ai biết rằng toàn bộ cây dong có thể làm thuốc chữa bệnh. Loại lá này có thể làm thuốc trị say rượu, giải rượu, chữa ngộ độc rất tốt. Đây đều là những tình trạng thường gặp trong dịp Tết Nguyên Đán. Mọi người thường ham vui quá chén cũng như nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm lên cao.

Ngoài gói bánh chưng, chuyên gia tiết lộ lá dong còn có thể chữa bệnh theo cách này nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 3.

Vào dịp cận Tết, lá dong dùng để gói bánh chưng có thể được tận dụng ngay.

Đặc biệt, trong cuốn sách "Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam" Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng ghi nhận, lá dong ta có công dụng chữa say rượu nhanh chóng, giúp mát gan, giải độc, hạ men gan, điều trị rắn cắn. Điều đó càng khẳng định hơn nữa vai trò của lá dong trong việc giải rượu, là thực phẩm thuốc cực tốt cho gan trong những bữa ăn quá tải ngày Tết.

Dùng lá dong có thể chữa bệnh theo những cách nào?

Theo lương y Bùi Hồng Minh, sau khi gói bánh chưng xong còn thừa lá, hay cả cuống lá dong tưởng chừng vứt đi, chúng ta vẫn có thể được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh theo những cách sau:

- Chữa say rượu: Lá dong tươi 100g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá non sắn dây. Có thể dùng cuống lá dong cũng được. Hoặc, bạn cũng có thể dùng 80g lá dong khô đun nước uống. Đây là cách giải rượu từ dân gian nhưng cũng được ghi chép lại trong cuốn sách của GS Đỗ Tất Lợi.

- Chữa ngộ độc thực phẩm: Đọt lá dong 50g, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần.

- Chữa vết thương: Lá dong 100g, rửa sạch, giã nhỏ, đắp băng. Nếu vết thương chảy máu sẽ cầm lại ngay.

Ngoài gói bánh chưng, chuyên gia tiết lộ lá dong còn có thể chữa bệnh theo cách này nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 5.

Sau khi gói bánh chưng xong còn thừa lá, hay cả cuống lá dong tưởng chừng vứt đi, chúng ta vẫn có thể được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh.

- Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: Lá dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội. Ngày uống 2-3 lần.

- Chữa hen suyễn: Phần thân (phần thân chính của cây lá dong là phần gốc của cây dong, không lấy phần trên mặt đất là thân giả), thái lát mỏng rồi sao vàng hạ thổ, sau đó sắc uống vài lần.

Điều đáng nói, không chỉ dùng lá dong tươi mới có thể chế biến thành thuốc chữa bệnh. Nếu dịp này gói bánh chưng còn thừa lá, bạn có thể dùng lá dong tươi làm thuốc ngay. Hoặc, bạn cũng có thể phơi khô lá dong, cất vào túi bảo quản nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc để dùng dần điều trị những chứng bệnh dễ gặp trong dịp Tết.

9 mẹo luộc bánh chưng, bánh tét xanh đẹp mắt ngày Tết

9 mẹo luộc bánh chưng, bánh tét xanh đẹp mắt ngày Tết

Chuẩn bị nguyên liệu ngon nhất, gói được chiếc bánh chưng vuông vức, chiếc bánh tét chặt tay... là đã thành công 90%, 10% còn lại của thức bánh Tết này là một lượt vỏ bánh xanh mượt, hấp dẫn.

Theo ttvn.toquoc.v

Lừa đảo trực tuyến đang nhắm đến trẻ em và người cao tuổi

Không chỉ là nạn nhân trực tiếp của các vụ lừa đảo trực tuyến, trẻ em và người già còn có thể bị các đối tượng xấu sử dụng thông tin cá nhân để tấn công lừa đảo những người thân của họ.

Á hậu tiết lộ bí quyết gắn kết tình cảm vợ chồng khi hôn nhân căng thẳng

Sau sinh, Á hậu Ngọc Khánh có dấu hiệu trầm cảm, chồng của cô cũng căng thẳng do con khó nuôi. Để hâm nóng tình cảm, cả hai đặt ra quy tắc nắm tay nhau trong lúc ngủ.

Tạm giữ kẻ tống tiền người tình đã có chồng bằng clip ân ái

Trong thời gian yêu nhau, Phạm Viết Khoa đã quay lại nhiều video clip ân ái với người tình rồi dùng nó để đe dọa, tống tiền người tình.

Có môn nào dạy cho người ta bớt buông lời cay nghiệt không?

Thiên hạ vẫn đang bàn đủ thứ chuyện về giáo dục, môn nào chính, môn nào phụ, nên học môn nào, bỏ môn nào; nhưng có môn nào dạy cho người ta bớt buông lời cay nghiệt không?

Lời chúc Ngày Gia đình Việt Nam hay, ý nghĩa

Nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hãy gửi tới người thân yêu của chúng ta những lời chúc tốt đẹp nhất.

6 tác động xấu đối với đàn ông khi quá lâu không làm 'chuyện ấy'

Một số nghiên cứu chỉ ra đàn ông quan hệ tình dục đều đặn có thể tăng cường sức khỏe, tăng tuổi thọ. Như vậy, nếu họ lười làm "chuyện ấy" có thể gặp một số bất lợi về cả thể chất lẫn tinh thần.

Những điều kiêng kỵ và nên làm trong tết Đoan ngọ 2023

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong tết Đoan ngọ, ngoài chuẩn bị mâm cúng chu đáo để dâng lên tổ tiên, thần linh mọi người cần chú ý những việc sau để nhận về may mắn, tránh xui xẻo.

Khung giờ vàng cúng tết Đoan ngọ năm 2023

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, có 4 khung giờ đẹp để cúng tết Đoan ngọ năm 2023.

Tết Đoan ngọ 2023 rơi vào ngày nào?

Hàng năm, tết Đoan ngọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Năm 2023, tết Đoan ngọ rơi vào thứ Năm, ngày 22/6 dương lịch.

Thoát khỏi địa ngục bạo hành sau đám cưới cổ tích làm dâu hào môn

Từ câu chuyện của Thủy Hương, chuyên gia tâm lý cảnh báo, mỗi phụ nữ khi bị bạo hành thì đừng cam chịu. Hãy phá vỡ sự im lặng, tìm đến trợ giúp pháp lý, chuyên gia tâm lý hoặc cơ quan công an để được tư vấn, bảo vệ kịp thời.

Đang cập nhật dữ liệu !