Ngỡ ngàng "nghệ nhân" 1 tay, làm giàu từ những gốc tre sần sùi vứt bỏ

Không may mắn như người bình thường khi chỉ có một cánh tay, song ông Phan Văn Chánh (Quảng Nam) lại có thể chế tác những gốc tre sần sùi, bỏ đi thành những món đồ gia dụng đắt tiền. Để ý tưởng “độc, lạ” này thành hiện thực, ông đã kiên trì và nỗ lực không ngừng để mày mò ra các mẫu vật dụng mới.

Ngã rẽ cuộc đời 30 năm trước

Sau chuỗi ngày mưa gió giữa tháng 10, ngôi nhà bên dòng sông Thu Bồn ở thôn Hanh Đông, xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam lại vang lên tiếng đục đẽo quen thuộc của ông Phan Văn Chánh (56 tuổi).

Nhắc đến “nghệ nhân làng” này, người dân thôn Hanh Đông luôn dành cho ông Chánh một sự thán phục về ý chí, nghị lực vượt lên số phận để làm giàu và vươn lên trong cuộc sống.

Đã có lúc ông Chánh tuyệt vọng vì chỉ còn một tay (Ảnh: S.T)

Ông Chánh tâm sự, hơn 30 năm trước, gia đình ông rất nghèo khổ. Sau khi lập gia đình, dù ông có làm bao nhiêu cũng không đủ ăn. “Thời đó ai kêu gì thì tôi làm nấy, miễn sao có tiền nuôi vợ con”, ông Chánh kể.

Cũng theo ông Chánh, năm 1985, trong một lần làm thuê cho cơ sở ép mía đường, ông không may bị máy ép nghiền nát cánh tay phải. Tai nạn như một ngã rẽ không bao giờ quên, từ một thanh niên khỏe mạnh, trụ cột chính trong gia đình, bỗng chốc bị mất cánh tay đã làm cuộc sống của ông đảo lộn, rơi vào tuyệt vọng.

“Lúc ấy tôi từng muốn tự tử, nhưng nghĩ đến vợ con nên không đành lòng ra đi”, ông Chánh nhắc lại trong xót xa.

Gốc tre được ông Chánh ngâm bùn non chống mối mọt (Ảnh: NVCC)

Và phải mất một khoảng thời gian khá dài, khi tư tưởng đã thông, ông Chánh mới bắt đầu đi làm lại. Tuy nhiên, vì chỉ còn một tay nên không ai thuê ông nữa.

“Lúc ấy tôi chuyển sang đan lát, làm những sản phẩm từ tre như thúng, rổ, nơm… để bán kiếm tiền phụ vợ con”, ông Chánh kể và cho biết, song thu nhập từ những sản phẩm này cũng không đáng là bao nên ông quyết định tìm hướng đi khác.

Gặt hái thành công từ... gốc tre

Năm 2006, huyện Đại Lộc hứng chịu một trận lũ lớn, khiến hàng tre dọc bờ sông Thu Bồn bật gốc. Nhìn những gốc tre cong veo, sần sùi, ông Chánh nghĩ đến việc chế tác chúng thành một bộ bàn ghế. “Nghĩ là làm, ngay trong đêm, tôi lên ý tưởng rồi vẽ ra giấy. Thức trắng đêm tôi mới phác họa xong bộ bàn ghế mà nguyên liệu chỉ làm từ gốc tre”, ông Chánh kể.

Nói về việc tại sao chỉ dùng gốc tre, mà không dùng nguyên liệu khác, ông Chánh cho biết, vì gốc tre cong tự nhiên, bền, nếu biết cách sử dụng sẽ cho ra một bộ bàn ghế với kiểu dáng bắt mắt.

Và để thực hiện ý tưởng của mình, ông Chánh bắt đầu đi khắp nơi tìm những gốc tre mà người dân bỏ đi. Hay nghe tin ở đâu người dân bán tre thì ông đến mua lại.

“Lúc mới bắt tay vào làm, cứ vài ngày tôi lại chở cả xe bò toàn gốc tre về chất trong nhà. Nhiều người thấy vậy nói tôi bị điên…”, ông Chánh thuật lại và cho hay, những gốc tre chở về, ông mang đi ngâm bùn non 3 tháng để không bị mối mọt ăn.

Bộ bàn ghế từ gốc tre của ông có giá từ 20 đến 30 triệu đồng (Ảnh: NVCC)

“Mỗi gốc tre cong mỗi kiểu nên phải tỉ mỉ chọn những gốc tre khớp với nhau, để khi ráp lại sẽ được một cái ghế, cái bàn liền mạch, cứng cáp. Một bộ bàn ghế hoàn thành cần khoảng 40 gốc tre. Trong đó, gốc tre được dùng làm chân ghế, thành ghế, tay cầm… cần phải rất đẹp và chắc chắn.

Đặc biệt, để kết nối các gốc tre lại thành bộ bàn ghế hoàn chỉnh phải dùng chốt làm bằng tre, không được đóng đinh vì dễ rỉ sắt, mối mọt dễ xâm nhập phá hỏng sản phẩm”, ông Chánh tiết lộ. Với người bình thường, việc ráp mộng, đóng bàn ghế như vậy còn khó khăn, và càng khó hơn đối với người chỉ có một tay như ông. 

Cũng theo ông Chánh, các dụng cụ làm mộc hầu hết dùng cho người thuận tay phải nên ông phải chế tạo lại cho phù hợp với tay trái của mình. “Hồi ấy, mọi công đoạn tôi đều làm một mình, không ai phụ giúp nên khó khăn đủ thứ. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc”, ông Chánh bộc bạch.

Dù chỉ có một tay nhưng bằng ý chí và nghị lực, ông Chánh đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. (Ảnh: S.T)

Và cứ thế, nhờ sự kiên trì, cần mẫn, cuối cùng những bộ bàn ghế làm từ gốc tre ra đời trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Không ai nghĩ gốc tre tưởng chừng như bỏ đi lại được một người cụt tay như ông Chánh tận dụng để trở thành một sản phẩm đẹp như vậy.

Bộ bàn ghế làm bằng tre đầu tiên của ông Chánh được khách hàng mua với giá 20 triệu đồng. Phấn khởi, ông Chánh tiếp tục cho ra đời nhiều bộ bàn ghế làm từ gốc tre khác, bộ thấp nhất 20 triệu và cao nhất 32 triệu đồng được ông bán ra.

Theo ông Chánh, mỗi một bộ bàn ghế mất một tháng để hoàn thành, đó là chưa kể tốn rất nhiều thời gian để đi tìm những gốc tre có độ cong, cân xứng với nhau.

Không chỉ làm bàn ghế, “nghệ nhân làng” Phan Văn Chánh còn tạo nhiều sản phẩm khác như nôi, giường, bàn thờ, tủ trang điểm… Và dĩ nhiên, tất cả các sản phẩm của ông đều làm từ gốc tre. Giờ đây, hàng của ông Chánh làm ra đã được nhiều người ở các nơi như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng… tìm đến hỏi mua khiến ông làm không hết việc.

Chia tay ông Chánh - một nghệ nhân làng với tấm gương nghị lực vượt khó khiến ai cũng phải khâm phục!

Sơn Tùng
Từ khóa: Gốc tre thoát nghèo bàn ghế một tay Quảng Nam cụt tay Gương sáng Nghị lực sống Tấm gương thoát nghèo Ý chí vươn lên

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Đang cập nhật dữ liệu !