Nghịch tử đâm chết cha mẹ đã tốt nghiệp đại học

Kẻ đâm chết cha mẹ gây bức xúc dư luận đã tốt nghiệp đại học, mở cơ sở sửa điện lạnh. Sau khi thất bại trong chuyện làm ăn, hung thủ về sống bám cha mẹ, tính tình thay đổi, không giao du với ai.

Đã 2 ngày trôi qua nhưng vụ án nghịch tử Trần Văn Nghị ra tay sát hại cha mẹ ruột là ông Trần Văn Mực (80 tuổi) và bà Tống Thị Tư (70 tuổi) tại hẻm 650 Hương lộ 2 (P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM) vẫn còn làm người dân xung quanh bàng hoàng.

Theo người dân, ông Mực trước đây sống ở đường Nguyễn Chí Thanh (Q.5) và có đến 13 người con; bà Tư trước đây sống ở Bến Tre và cũng đã có một con riêng. Hơn 35 năm trước, ông Mực và bà Tư gặp nhau rồi "rổ rá cạp lại" nên duyên vợ chồng và có được người con duy nhất là Nghị.

Nghịch tử đâm chết cha mẹ đã tốt nghiệp đại học - ảnh 1

Sau khi vụ án xảy ra, ngôi nhà ông Mực luôn đóng kín cửa.

Sau khi lấy bà Tư, ông Mực bán ngôi nhà ở đường Nguyễn Chí Thanh lấy tiền về mua 2 căn nhà ở hẻm 650 Hương lộ 2 và chuyển cả gia đình về đây sinh sống. Để tránh tình trạng tranh chấp tài sản của con riêng và chung, ông Mực đã lập di chúc để 2 căn nhà trên cho Nghị.

Được cha mẹ thương yêu hết mực, Nghị chăm chỉ học hành rồi thi đậu vào một trường đại học, chuyên ngành kỹ thuật điện. Sau khi ra trường, Nghị lập một cơ sở sửa điện lạnh nhưng làm ăn thua lỗ liên tục nên đóng cửa rồi về... ăn bám cha mẹ già. Kể từ đó, tính tình Nghị thay đổi hẳn, hay nổi cáu, cộc cằn.

Khi về sống với cha mẹ, Nghị suốt ngày ở lì trên lầu xem phim, nghe nhạc, không quan tâm đến cuộc sống xung quanh. Tuy vạm vỡ nhưng Nghị rất lười lao động chân tay, mọi việc trong nhà đều để cha mẹ già quán xuyến. Nhiều lần ông Mực vì tuổi cao sức yếu không đẩy xe máy từ đường lên nhà được nên phải nhờ người dân xung quanh phụ giúp, trong khi Nghị vẫn mặc kệ như không thấy gì.

Từ khi Nghị về sống chung, ông Mực phải cho thuê 1 căn nhà để lấy tiền lo cho gia đình bởi 2 ông bà già yếu chỉ trông chờ vào việc bán vé số của bà Tư là không đủ, giờ lại phải lo cho Nghị. Mỗi sáng, ông Mực chở bà Tư đến điểm bán vé số, trưa chở về nghỉ chút rồi đi bán lại cho đến chập choạng tối, trong khi Nghị ở nhà xem phim, nghe nhạc.

Anh Phương, hàng xóm nhà ông Mực, cho biết: "Có lần bà Tư vì quá mệt đã ngất xỉu trước nhà, người dân xung quanh trông thấy liền chạy đến sơ cứu rồi gọi xe đưa đi cấp cứu, còn Nghị ngồi trong nhà dửng dưng nhìn mọi người lo cho mẹ mình".

Người dân cho biết, mặt mày Nghị trông khá dữ tợn, không giao du với bất cứu ai trong xóm, cũng chẳng bao giờ có bạn bè đến nhà chơi. Lâu lắm Nghị mới ra khỏi nhà, nhưng mỗi lần đi nhiều ngày rồi trở về trong bộ dạng tàn tạ, không còn đồng xu dính túi.

Nghị đã làm mất 2 chiếc xe máy mà vợ chồng ông Mực dùng để đi bán vé số. Có lần, Nghị mượn xe máy đi chơi nhưng ông Mực không cho thì lao đến chửi bới, đòi hành hung nhưng được người dân ngăn cản. Sau đó, Nghị thường xuyên đánh đập cha mẹ mình, có khi dọa giết 2 ông bà. Một tuần trước khi vụ việc đau lòng xảy ra, người dân trong khu phố thấy Nghị đi ra ngoài và quay về với cái đầu cạo trọc.

Ông Mai Đình Đức cùng nhiều hàng xóm của ông Mực kể: "Lúc ấy khoảng 22h ngày 21/6, khi nhà tôi chuẩn bị đi ngủ thì nghe tiếng kêu cứu của ông Mực. Tôi ra xem thì thấy nhiều người xung quanh cũng chạy đến. Ngôi nhà đã đóng cửa và khóa bên trong nên không ai vào được. Tôi cùng nhiều người khác nhìn qua khe cửa thấy có vết máu khắp nhà nên liền báo công an".

Khi công an đến gọi cửa nhưng Nghị vẫn im lặng. Lực lượng trinh sát phải trèo lên nóc nhà phá mái tôn vào bên trong thì phát hiện ông Mực và bà Tư đã nằm chết trên những vũng máu với nhiều vết đâm. Lúc này, Nghị đang ở trên gác, tay phải bị thương, ăn mặc lịch sự với quần tây, áo sơ mi đóng thùng.

Hiện trường vụ việc lập tức được công an phong tỏa, tiến hành khám nghiệm và tìm thấy bộ áo quần dính đầy máu của Nghị nhét ở góc cầu thang mà y đã thay ra sau khi sát hại cha mẹ mình.

Hiện thi thể ông Mực được các con riêng mai táng, còn bà Tư cũng được người con riêng ở Bến Tre đưa về lo hậu sự.

Trường Nguyên

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !