Nghịch lý giao thông Hà Nội: Tắc đường dân kêu, cấm xe dân… than!

7h sáng, cầu Diễn, nằm trên trục đường quốc lộ 32 – một tuyến đường được xếp vào loại rộng ở Hà Nội, người và xe chen nhau nhích từng chút. Từ 2 năm nay, khi lòng đường bị quây tôn để xây dựng đường sắt đô thị thì cảnh ùn tắc xảy ra triền miên…

Có lẽ đến thời điểm này việc tắc đường đã trở nên quá quen thuộc với người dân ở Hà Nội. Sở dĩ nói quen thuộc bởi nhiều người gần như đã nắm trong lòng bàn tay giờ nào ra đường thì bị tắc và đi tuyến phố nào thì có thể tránh được tắc đường.

Nỗi sợ hãi cảnh ùn tắc ở Hà Nội hiện nay đã không chỉ bó hẹp trong phạm vi thành phố mà đã lan sang cả nước ngoài khi các báo nước ngoài liên tục đăng những bài, ảnh về cảnh tắc đường kinh hoàng ở Thủ đô.

Trước vấn nạn trên, hàng chục năm nay, Hà Nội đã có nhiều biện pháp để hạ nhiệt tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố. Có thể thấy, sau những giải pháp đã được triển khai: “bịt ngã tư”, phân làn đường, xén vỉa hè mở rộng lòng đường, xây cầu vượt bằng thép tại các ngã tư… tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội có lúc, có nơi đã có chuyển biến.

Nghịch lý giao thông Hà Nội: Tắc đường dân kêu, cấm xe dân… than! - ảnh 1

Cảnh ùn tắc giao thông trên một số tuyến đường ở Hà Nội.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, trong khi hạ tầng giao thông của Thủ đô không được mở rộng và nhiều tuyến đường bị quây lại phục vụ xây dựng công trình đường sắt trên cao, cộng với tốc độ gia tăng chóng mặt của phương tiện cá nhân đã khiến hàng loạt tuyến phố của Hà Nội rơi vào cảnh ùn tắc kéo dài.

Từ 2 năm nay, sau khi lòng đường bị quây tôn để xây dựng đường sắt trên cao tuyến Nhổn – Ga Hà Nội, chỉ khoảng 4km đường từ Hồ Tùng Mậu – cầu Diễn (nằm trên quốc lộ 32 – một trong những tuyến đường được liệt vào dạng rộng của Hà Nội), xuất hiện 4-5 điểm ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm.

Hôm nào cũng vậy, mới 7 giờ sáng, tại khu vực cầu Diễn, người và xe chen nhau chật ních nhích từng chút ở cả dưới lòng đường và trên vỉa hè. Mặc dù tại điểm cầu này, sáng nào cũng có 3-4 Cảnh sát giao thông, công an phường vất vả phân làn, điều tiết giao thông nhưng ùn tắc vẫn kéo dài hàng km.

Không chỉ có vậy, đã nhiều tháng nay, các tuyến đường: Phạm Văn Đồng, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Sơn Tây, Chùa Bộc, Thái Hà, Nguyễn Trãi, Giải Phóng… cũng đều rơi vào cảnh ùn tắc kéo dài. Tại các tuyến đường này, đầu giờ sáng, cuối giờ chiều, người và xe lại chen nhau nhích từng chút. Mặt ai cũng nhăn nhó, cố gắng điều khiển chiếc xe nhích từng chút.

Mặc dù, ra đường cứ bị ùn tắc thì người dân lại kêu, nhưng khi cơ quan chức năng đưa ra các giải pháp cấm xe cá nhân để giải quyết tình trạng trên thì đều vấp phải sự ca thán, phản ứng của người dân và dư luận. Đây được xem như một nghịch lý của giao thông ở Hà Nội.

Còn nhớ năm 2003, trước tình trạng số lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng mạnh, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở khu vực nội đô, Sở GTVT Hà Nội đã đưa ra phương án hạn chế phương tiện cá nhân bằng quy định xe máy đi vào ngày chẵn/lẻ theo số cuối của biển số. Riêng thứ Bảy, Chủ nhật lưu thông bình thường. Tuy nhiên, quy định này đã nhanh chóng bị “chết yểu” do không nhận được sự đồng thuận từ dư luận.

Sau giải pháp chẵn, lẻ do cơ quan chức năng đưa ra chết yểu, một số chuyên gia giao thông và người dân Thủ đô đã đưa ra các giải pháp “cấm xe máy ở nội đô theo giờ”, “cấm ô tô 5x5”…để góp phần giải bài toán ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, các đề xuất này cũng không thể thực hiện vì bị dư luận phản đối kịch liệt.

Mới đây, trước sức ép của tình trạng ùn tắc giao thông sắp diễn ra trong những năm tới, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với Viện Phát triển Chiến lược giao thông (Bộ GTVT) dự thảo đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc trên địa bàn thành phố", trong đó đưa ra giải pháp cấm xe máy ngoại tỉnh vào nội thành theo 3 giai đoạn.

Mặc dù mới được chắp bút để lấy ý kiến nhà khoa học, chuyên gia nhưng khi được báo chí đăng tải, đề án đã gặp phải sự phản ứng dữ dội của dư luận, buộc Sở GTVT và Viện Phát triển Chiến lược giao thông phải lên tiếng giải thích và có điều chỉnh.

Vậy thì, các nhà quản lý cần làm gì để hạn chế tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông ở Thủ đô? Hạn chế phương tiện cá nhân, đặc biệt xe máy có thực sự là một giải pháp tốt? Và nếu muốn cấm thì Hà Nội phải giải quyết các vấn đề gì song song đó. Mời bạn đọc theo dõi Bài tiếp theo: Cấm xe máy vào nội đô, Hà Nội cần làm gì?

Tuấn Minh

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !