Nghĩa tình cựu binh 20 năm gắn bó với nghĩa trang Đồi A1

Tiếp chúng tôi trong căn phòng còn nham nhở vữa, xi măng, mùi sơn nồng nặc, ông Đinh Đức Tính - một quản trang lâu năm tại nghĩa trang Đồi A1 đã chia sẻ câu chuyện gắn bó nghĩa trang của mình.

Bảo vệ hài cốt liệt sĩ

Hãy chia sẻ với Infonet.vn những điều đẹp đẽ, những tấm gương bình thường mà cao quý bạn vô tình hay thường xuyên bắt gặp đâu đó thường ngày, những câu chuyện cảm động để cùng chúng tôi tiếp tục "bền bỉ đánh thức chuyện tử tế" trong mỗi giây cuộc sống.

Câu chuyện được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của TS.

Bài vở xin gửi về: toasoan@infonet.vn

Do chuyến công tác gấp gáp, tôi hẹn gặp ông Đinh Đức Tính, người quản trang nghĩa trang Đồi A1 vào buổi tối. Thành phố Điện Biên Phủ về đêm khá thanh bình, góc nghĩa trang u tịch, nhìn sang bên kia đường (đối diện nghĩa trang), cứ điểm đồi A1 với hầm hào đen thui, lô cốt sừng sững. Và dưới lòng đất chiến trường năm xưa ấy, máu liệt sĩ vẫn còn thấm trong từng thớ đất. Không khí ấy càng khiến cho chúng ta chạnh lòng tưởng nhớ những liệt sĩ hy sinh để gây dựng nền độc lập cho nước nhà.
Nghĩa tình cựu binh 20 năm gắn bó với nghĩa trang Đồi A1 - ảnh 1

Từ khi tiếp quản nghĩa trang đồi A1, ông Tính đã dành nhiều thời gian cho việc giữ gìn, chăm sóc nghĩa trang. Những câu chuyện cảm động quanh nghĩa trang quá nhiều, khiến ông khó có thể nhớ được hết. Có nhiều gia đình sau 50 năm mới có dịp lên để thắp nhang cho người thân, mà nhìn hàng bia mộ không tên, không tuổi chẳng biết người thân mình nằm đâu. Có nhiều gia đình rất nghèo, cơm nắm muối vừng đi tàu xe lên cũng thương lắm. Nhiều trường hợp ở lại nhà ông Tính để tiện việc thăm thắp hương. Nhiều gia đình mời nhà ngoại cảm lên để tìm mộ. Có những người bị nhà ngoại cảm rởm lừa cũng nhiều. Chính ông Tính đã phát hiện và báo cho gia đình để không bị lừa.

Ông kể: Cách đây khoảng chừng hơn 1 năm, có một gia đình dưới Hải Phòng lên xin quản trang vào làm thủ tục thắp hương và tìm mộ người thân. Đi cùng có thầy, sau này ông mới biết đó là “cậu Thủy” (người mới bị khởi tố cách đây vài tháng). Thầy yêu cầu gia đình mua rất nhiều hương, thắp tất cả các ngôi mộ trong nghĩa trang. Riêng thầy lấy ra 3 thẻ nhang trong cặp số và đưa cho mọi người đi thắp và giao hẹn, sau 5 phút nếu bát hương ngôi mộ nào bốc cháy thì người nhà ra đó mà nhận mộ.

Ông Tính ngồi quan sát. Quả nhiên, sau 5 phút thì 1 bát hương bốc cháy và bát hương bốc cháy là do nén hương “cậu Thủy” đưa cho mọi người. Ông Tính đã mời người nhà vào phòng rồi nói: “Gia đình mời thầy này lên là mất tiền oan rồi. Tôi quan sát một số thầy. Thầy này không được”. Người nhà cũng bán tín bán nghi, cộng với các yếu tố khác, người nhà đã nghi ngờ. Thầy Thủy ra sức giải thích và nói: “Tôi đã hoàn thành trách nhiệm, tin hay không tin thì tùy gia đình”. Nói rồi thầy kiếm cớ ra khách sạn ngủ. Sáng hôm sau, người nhà quay lại thông báo thầy đã bắt xe trốn về Hà Nội rồi.

Sau đó không lâu, gia đình gọi điện lên và nói với ông Tính: “May mà có ông Tính chứ không chúng tôi đã bị lừa”.

Năm tháng trông nghĩa trang của ông có nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười. Nhiều gia đình có địa vị trong quân đội sau khi nhờ thầy cũng đòi bốc mộ phần của người thân mình về khi chưa được phép của các cơ quan chức năng. Nhiều lúc người nhà mua chuộc rồi căng thẳng đòi “trói” ông lại để bốc mộ về nhưng ông nhẹ nhàng thuyết phục, tránh căng thẳng. Ông chia sẻ: “Giờ người ta cho rằng đấy là mộ cha anh họ mà bốc đi trong khi chưa có xét nghiệm ADN, đến khi có kết quả không phải thì họ sẽ xử lý sao đây. Nếu họ có gì bất kính với hài cốt liệt sĩ, mình sẽ có tội”. Vậy là trong những năm làm quản trang, có nhiều tình huống khó khăn nhưng ông luôn kiên quyết giữ gìn hài cốt liệt sĩ.

Nghĩa tình cựu chiến binh

Sinh ra ở miền xuôi Ninh Bình, ông Đinh Đức Tính (58 tuổi) tham gia quân ngũ năm 1977. Thời gian này, ông Tính trở thành lính Binh đoàn 379 quân tình nguyện Việt Nam. Tháng 3/1979, ông theo đơn vị sang Lào tiễu phỉ rồi sau đó phục viên và lấy vợ là cựu Thanh niên Xung phong quê Thái Bình. Hai ông bà xác định lập nghiệp tại đây.

Nghĩa tình cựu binh 20 năm gắn bó với nghĩa trang Đồi A1 - ảnh 2

Ông Đinh Đức Tính (quản trang đồi A1)

Ban đầu, tất cả nghĩa trang trên địa bàn gồm Nghĩa trang Him Lam, Độc Lập, A1, Tông Khao với 8000 mộ liệt sĩ giao cho 5 người quản lý. Sau này các nghĩa trang được nâng cấp giao chuyên trách và chuyển cho Sở Lao động Thương binh Xã hội quản lý. Lúc đầu, ông Tính trông coi nghĩa trang Him Lam. Sau đó Nghĩa trang A1 được tu sửa và ông Tính được phân công chuyên trách A1.

Nghĩa trang A1 có 644 ngôi mộ liệt sĩ, trong đó có 4 ngôi mộ của anh hùng tên tuổi lẫy lừng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó là anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn và anh hùng Trần Can. Những anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo, anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng... hẳn ai cũng biết từ bài học vỡ lòng. Còn anh hùng Trần Can sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Anh là người đã anh dũng chiến đấu từ trận Him Lam đến trận điểm cao 507 kìm chân quân địch để tạo điều kiện cho quân ta đánh vào Mường Thanh. Cuối cùng anh đã hy sinh vào ngày 7/5/1954, đúng ngày quân ta Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hiện nay, ông Tính đang quản lý nghĩa trang A1 với 4 nhân viên khác. Công việc trông coi nghĩa trang, ban ngày cắt cỏ, quét dọn, chăm sóc hoa viên.... Ban đêm sẽ ngủ lại trông coi bảo vệ nghĩa trang. Vì là người duy nhất là nam giới nên ông được bố trí một phòng nhỏ ở nghĩa trang ngủ luôn ban đêm để trông coi. Lâu ngày, cũng thành quen, ông Tính ngày nào cũng ngủ lại ở nghĩa trang. Cứ mỗi lần có việc về quê ông lại sốt ruột không thể rời được nơi này lâu hơn.

Tôi chia tay người quản trang, những hàng bia mộ khuyết danh vẫn nằm lặng lẽ trong khuôn viên nghĩa trang. Người quản trang tiễn tôi trở về khi trời đã rất khuya, bên đối diện nghĩa trang đồi A1 chiến trường năm xưa càng tối hơn, chỉ có những lô cốt nằm yên lưu giữ một thời chiến tranh đã qua. Và người quản trang lại lặng lẽ trở vào, một mình âm thầm trông coi những phần còn lại của các anh hùng liệt sĩ.

Hồng Chuyên

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Đang cập nhật dữ liệu !