Nghị lực phi thường của "võ sư một chân" đi giao báo kiếm sống

“Ý chí của con người luôn phải được đặt lên hàng đầu. Đôi khi nhiều người đầy đủ lại hay đầu hàng với cuộc đua của cuộc đời lắm. Mình tin mình làm được thì mình sẽ làm được”…

Đó là lời chia sẻ của vị võ sư một chân Tạ Anh Dũng (55 tuổi) đã nói với chúng tôi và cho rằng nghị lực vượt khó để đến với đỉnh cao của võ học chỉ là nhờ lòng tin vào chính bản thân mình.

Nghị lực phi thường của

Võ sư một chân Tạ Anh Dũng

Để rồi ông đã khiến hàng trăm học trò môn phái “Kim Kê Tây Sơn Nhạn” phục sát đất bằng nghị lực tuyệt vời mà không phải người nào cũng có thể làm được.

18h30' tối, cơn mưa chiều muộn đổ xuống sân trường THCS Lý Phong (Quận 5). Cơn mưa dông nặng hạt không khiến buổi học của thầy trò võ sư Dũng dừng lại. Những hạt mưa thấm ướt áo thầy trò không làm thay đổi thế đứng tấn rồi tập luyện miệt mài của các môn sinh. “Muốn theo học thầy phải khổ cực tập luyện, có thế sau này mới thành tài được. Cả lớp học ai cũng được thầy truyền đạt điều đó” em Nguyễn Lý Thụy Hương (học sinh lớp 7, trường THCS Hồng Bàng), nữ sinh duy nhất của lớp võ cho biết.

25 năm nay, sân trường này là nơi nuôi dưỡng, rèn luyện của hơn 100 môn đệ. Thầy không chỉ dạy các em về võ học, các thế tấn công, phòng thủ khi giao chiến với đối phương mà quan trọng hơn cả đó chính là võ đạo, đạo học võ.

Nghị lực phi thường của
Nghị lực phi thường của

Hướng dẫn tận tụy học trò các thế võ

Trải qua bao truân chuyên của cuộc đời, đến bây giờ thầy mới nghiệm ra một điều: Dù xảy ra biến cố gì, thầy cũng không bao giờ từ bỏ nghiệp võ mà chính người cha mình truyền thụ từ khi mới 4 tuổi.

Dù đó là lần phải cưa mất chân trái trong một tai nạn đường sông cách đây 35 năm. Đó là trong một lần đi ghe mưu sinh trên sông cùng bạn bè, ông gặp tai nạn nghiêm trọng. Mở mắt, ông thấy một màu trắng toát của bệnh viện và dưới chân ông cũng là một màu trắng của dây băng. Chân trái ông bị cưa bỏ.

“Tôi tưởng cuộc đời như đóng lại với mình. Suốt ngày buồn bã, khóc cạn nước mắt vì mình bị mất đi một phần thân thể khác nào ông trời cướp đi của mình một cuộc sống bình thường. Rồi tôi nghe tin nhiều người nằm cùng phòng mình không vượt qua được đành tìm đến cái chết. Đêm đến, tôi tự hỏi không lẽ cuộc đời mình chỉ có cái chết mới giải thoát được hay sao và tôi tự nhủ: Không, mình phải vượt lên được số phận.”- thầy Dũng nhớ lại.

Trở lại với cuộc sống bình thường khi chỉ còn một chân, những tháng ngày đầu tiên để làm quen với mọi hoạt động của ông đã gặp muôn vàn khó khăn. Việc đứng một chân và giữ thăng bằng tốt là một thành công rồi. Vậy mà ông đã vượt qua tất cả để đeo đuổi niềm đam mê võ học của mình. Mãi đến 5 năm trời sau, ông mới bắt đầu luyện tập các bài tập đầu tiên để quay lại với nghiệp võ học. Rồi sau đó, thành công nối tiếp thành công, ông đã được vào hội võ thuật cổ truyền TP.HCM đi thi đấu và giành nhiều huy chương vinh quang.

Nghị lực phi thường của
Nghị lực phi thường của

Học trò đến với lớp võ của thầy vì sự khâm phục nghị lực của thầy Dũng

“Mình có thể thua kém người ta về tiền tài vật chất nhưng được sống trên đời với niềm đam mê của mình thì tôi nghĩ mình đã sống một cuộc sống quá hạnh phúc rồi”- thầy Dũng kể.

“Em xem trên ti vi thấy thầy Dũng chỉ với một chân mà có nghị lực thật phi thường. Cảm phục thầy, em đến với thầy và đã học được rất nhiều điều từ thầy, không chỉ là võ mà cả là những trải nghiệm học làm người”- em Lê Hồng Quân, học sinh lớp 12, trường THPT Nguyễn Khuyến, môn sinh thầy Dũng kể.

Tất bật với đám học trò, ít ai biết được một võ sư giỏi giang, giành được hàng chục huy chương lại phải dậy từ 4h sáng đi giao báo khắp các ngõ ngách trong thành phố kiếm từng đồng bạc lẻ sống qua ngày.

Vì đam mê võ thuật quá lớn, cùng với cuộc sống thiếu thốn trăm bề, năm cô con gái út lên 3 tuổi, cuộc sống hôn nhân của ông đổ vỡ, ông sống trong cảnh gà trống nuôi 4 người con gái ăn học nên người. Trong căn nhà lụp xụp của ông ở gốc khu chợ Lò Than (đường Phạm Thế Hiển, Q.8) ngày ngày ngoài giờ dạy võ ông lại lui cui trong bếp nấu cơm chăm cháu. Cuộc sống còn bộn bề khó khăn nhưng với ông “sống trọn vẹn với đam mê của mình thì ông cảm thấy ấm áp lắm rồi”.

An Hà - Nguyễn Tuấn

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !