Nghề gần gũi với người chết ở Cao Bằng

Công việc chính và quan trọng bậc nhất của thầy Tào là đưa linh hồn người chết về nơi yên nghỉ cuối cùng, chỉ có thầy Tào mới làm được việc này.

Thầy Tào trẻ nhất tây bắc

Thời gian gần đây, tại chốn thâm sơn khu vực Thác Bản Giốc hùng vĩ của xã Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng, bỗng nổi danh lên một thầy Tào, hễ nhắc đến ai cũng biết. Đó là anh thanh niên La Ích Tỏa (sinh năm 1988). Tỏa là thầy Tào trẻ nhất ở Tây Bắc.

Trong truyền thống của người dân tộc Tày, Nùng, thầy Tào là những người có tiếng nói, có địa vị trong xã hội và trong cuộc sống tinh thần. Thầy Tào là người ở đẳng cấp cao nhất vì từ xưa dân gian quan niệm, thầy Tào là những người có khả năng liên hệ với thế giới thần linh và người chết, là cầu nối của hai thế giới âm và dương.

Khi những thầy Tào khác trong vùng đã bước sang tuổi xế, lui về “quy ẩn” thì giới trẻ hiện nay lại rất ít người “dám” theo cái nghề mà ngày đêm gần gũi người chết. Do vậy, số thầy Tào hiện nay ngày càng hiếm đi trông thấy, cả vùng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, người như thầy Tỏa lại càng là trường hợp duy nhất.

Theo chân thầy Tào đi hành lễ

Trái với hình dung của chúng tôi về các thầy mo, thầy Tào là những người già dặn, khuôn mặt có phần dữ tợn và khó tiếp cận, nhưng “thầy” La Ích Tỏa lại có bộ mặt khá “non”, trông có phần điển trai, phong thái điềm tĩnh khác thường.

Nghề gần gũi với người chết ở Cao Bằng - ảnh 1

Thầy Tỏa (thứ 3 từ trái sang) đang hành lễ.

Sau một hồi lân la, thuyết phục, “thầy” mới đồng ý cho tôi theo với danh nghĩa học trò tập sự tới làm lễ “đầy tháng” tại một gia đình vừa sinh quý tử. Thu xếp xong đồ nghề gồm áo cà sa, sách vở, cùng một số nhạc cụ chuyên biệt, chiêng, trống… “thầy trò” chúng tôi khăn gói lên đường. Tỏa chia sẻ: "Từ lúc ra nghề gần một năm nay, tổng cộng tôi đã đi được khoảng 300 đám, trong đó có đủ từ những đám ma, cúng giỗ, giải hạn...".

Sau quãng đường hơn hai chục cây số di chuyển bằng xe máy theo gia chủ, chúng tôi tới một gia đình trong huyện Trùng Khánh, mọi ánh mắt trong nhà đều ngạc nhiên đổ dồn về phía chúng tôi khi thầy Tào bước vào. Mọi sự tiếp đón trang trọng nhất đều được dành cho “thầy”, vì trong buổi lễ này thầy là người quan trọng nhất.

Buổi lễ được “thầy” làm từ 10 giờ đêm tới 10 giờ sáng hôm sau, trước bàn thờ là những bát gạo cắm những nén nhang đang nghi ngút khói, cạnh đó rất nhiều lễ vật như thủ lợn, gà luộc, xôi… thầy luôn ngồi chính giữa đối diện bàn thờ và cầu khấn điều gì đó suốt cả đêm. Từng dòng chữ Tào (chữ Nho được cải biên) được thầy Tỏa viết gọn gang, sạch sẽ rồi treo trên bàn thờ để làm lễ. Rất đông những người già đứng chụm lại nghe thầy.

“Đây gọi là lễ đầy tháng nên công việc cũng khá đơn giản, thủ tục chính là thông báo với tổ tiên về tin vui này, sau đó cầu cho đứa bé được khỏe mạnh, anh lành cũng gia đình hạnh phúc, chứ không cầu kỳ như những đám ma, giải hạn…”

Duyên số của thầy Tào

Thầy Tỏa bật mí rằng, người ta gọi thầy là hiện tượng “thao théc” (nghĩa là trời nứt ra, có một thế lực siêu nhiên truyền nghề xuống, từ đó căn nguyên buộc phải theo nghề này). "Nhưng từ đó chỉ những ông, bà Bụt, đó là người đang yên lành bỗng nhiên bị “nhập thần” và trở thành Bụt, khi hành lễ chỉ cần thắp hương lên rồi từ “khắp nhập” và xuất thần chứ không cần tới sổ sách như thầy Tào. Có lẽ căn nguyên của tôi buộc tôi phải như vậy, duyên số đã tạo vần buộc tôi theo con đường này dù không được “nhập thần”.

Thầy Tỏa chia sẻ: "Để làm nghề này phải là những người có công đức cao, xuất thân trong gia đình truyền thống và tính tình trầm lắng, hiền từ, không được tham vọng và mưu cầu quá độ hoặc đố kỵ với người khác, nhờ vậy những thầy Tào đều hưởng thọ cao. Nhờ khả năng bói toán, xem số, giải hạn, làm đám ma chay được nhiều đông đảo người dân trọng dụng nhưng mỗi người khi bước vào nghề phải tự răn mình sống vô tư, không đòi hỏi tiền bạc, không phân biệt giàu nghèo, hễ ai cần đến lại lên đường. Làm nghề này cũng bận rộn theo mùa, bận nhất là đầu năm với cuối năm vì có nhiều lễ hội và nhiều đợt giải hạn.

Thanh niên La ích Tỏa sinh ra tại làng Keo Hiến, bên bờ sông Quây Sơn, nơi thượng nguồn đổ ra con Thác Bản Giốc hùng vĩ. Từ nhỏ, Tỏa cũng theo học bình thường như bao người cùng lứa, đúng năm vừa rời phổ thông thì anh bị một trận ốm nặng, mất hơn một năm để chữa bệnh khiến việc học phải dở dang.

Nghĩ “số trời” đã không cho mình theo con đường học, thời gian chữa bệnh Tỏa thấy những dòng chữ Nho trên bàn thờ đẹp mà hay nên tập viết và bắt đầu thấy mê dần.

Ngay khi mới khỏi bệnh Tỏa liền khăn gói sang nhà “thầy” Thường, một thầy mo nổi tiếng ở xóm Bo Thốc, xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh, để xin nhận làm học trò.

Quyết định đường đột này khiến cả gia đình phản đối nhưng vì đam mê nên anh quyết tâm theo đuổi. Do cách nhà thầy hơn chục cây số nên thầy Thường đã tạo điều kiện cho Tỏa ở lại học tập “nội trú” tại nhà, vừa để truyền nghề vừa truyền kinh nghiệm.

“Những ngày đầu thầy cho nhận mặt chữ, rồi viết chữ. Khi đã thành thạo thì tôi được đi theo để lấy kinh nghiệm dần, vừa đi vừa học hỏi và rút kinh nghiệm, Thầy nhiệt tình chỉ bảo cho từng chút nên tôi cũng tiếp thu được nhiều trong một thời gian ngắn. Suốt 5 năm ròng rã, hai thầy trò đã rong ruổi khắp vùng từ trong huyện ra các tỉnh, thậm chí sang cả bên Trung Quốc, cứ ở đâu có đám, cúng, có người mời đến là đi.", thầy Tỏa chia sẻ.

Thái Xuân - Kinh Vân

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !