Ngày Tết về "thủ phủ" của tò he Việt Nam
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng hơn 40km về phía Nam, làng Xuân La (Phú Xuyên, Hà Nội) từ lâu đã được gọi với cái tên dân gian là Làng tò he. |
Có thể coi đây là làng tổ của nghề nặn tò hè bởi hiện nay làng vẫn còn những nghệ nhân lớn tuổi theo nghề từ ngày còn nhỏ và đến nay đã truyền lại rất nhiều cho con cháu... |
Anh Đặng Văn Hậu, người gắn bó với tò he từ khi mới 6 tuổi, đến khi lớn đã đi khắp cả nước để học hỏi và bán tò he. |
Từ nhỏ, anh Hậu đã được ngồi chơi với ông ngoại là ông Đặng Văn Hạ và xem ông làm tò he. Cũng chính vì đó, khi lớn lên, với niềm đam mê và sở thích, tò he đã trở thành một phần cuộc sống của anh Hậu. |
Khác với những đồ chơi hiện đại khác, tò he có độ an toàn rất cao đối với các em nhỏ bởi nguyên liệu làm tò he ngày xưa là cơm nguội, còn bây giờ cũng là một dạng bột dẻo tương tự nhưng đều do những người thợ tự làm và không độc hại. |
Tuy hiện nay những mẫu mã đã được hiện đại hoá để bắt kịp với thị hiếu của các em nhỏ, nhưng về bản chất và nguồn gốc của những con tò he thì vẫn gắn liền với các sự tích dân gian. |
Những mẫu tò he hiện đại (anh lính hải quân) xen kẽ với những tò he dân gian (cậu bé chăn trâu, đi xem hát chèo). |
Một số mẫu tò he là nhân vật hoạt hình hiện nay của các em nhỏ... |
… hay những mẫu dân gian truyền thống đều được làm công phu với nhiều màu sắc. |
Ngoài ra, hiện nay những người dân làng Xuân La còn đang muốn nhân rộng mặt hàng tò he cho nhiều đối tượng khách hàng, hay thời vụ, giả sử những bông hoa hồng tặng cho ngày lễ tình nhân hay ngày 8/3, 20/10. |
Trước Tết vừa rồi, mặt hàng được những người nặn tò he làm nhiều nhất là mẫu khỉ, Tôn Ngộ Không để phục vụ dịp Tết Bính Thân. |