Ngày Gia đình Việt Nam 28/6: Không giông bão nào quật đổ được một gia đình hạnh phúc

Sự vững chãi của ngôi nhà xây bằng lòng tin và yêu thương, gia đình vì thế trở thành pháo đài bất khả xâm phạm, trở thành thiên đường nghỉ dưỡng...

Trước những áp lực quá lớn của cuộc sống, không ít người trong bế tắc đã nghĩ quẩn, thậm chí muốn từ bỏ sự sống.  

Mỗi người cần làm gì để không cạn kiệt năng lượng? Làm thế nào để gia đình là nơi nương tựa thật sự của người gặp bất trắc? Chúng tôi đã trao đổi vấn đề này với thạc sĩ tâm lý Nguyễn Bảo Ân, người sáng lập Công ty Trợ giúp tâm lý và Chăm sóc sức khỏe tâm thần Let Go Dear.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Bảo Ân
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Bảo Ân

Phóng viên: Chào anh, thường người ta sẽ rơi vào bế tắc khi nào? Dấu hiệu nhận biết là gì?

Thạc sĩ Nguyễn Bảo Ân: Thông thường con người sẽ rơi vào bế tắc khi mọi thứ diễn ra quá sức chịu đựng của bản thân. Có thể chúng ta không biết thực sự mình đang lâm vào hoàn cảnh gì, chưa tìm được giải pháp để giải quyết vấn đề của mình; và có thể tìm ra được giải pháp nhưng lại không đủ sức để thực thi giải pháp đã tìm ra. Song song với điều đó, có thể chúng ta không có sự đồng hành, chưa cảm thấy bản thân được thấu hiểu, không được lắng nghe và bị kẹt vào những vòng luẩn quẩn không thoát ra được. 

Những biểu hiện thường thấy là sự kiệt sức về thể chất cũng như tinh thần, thay đổi hành vi, cảm xúc hoặc các thói quen thường ngày theo chiều hướng tiêu cực, những xáo trộn về giấc ngủ, thiên hướng nhìn cuộc sống và bản thân trở nên tiêu cực, sử dụng bia rượu, thuốc lá thường xuyên hơn…

* Cuộc sống khó khăn, kinh tế bất ổn, gia đình ít kết nối… là những nguyên nhân dẫn con người ta đến chuyện nghĩ quẩn. Kết luận này có đúng không, thưa thạc sĩ?

- Như đã đề cập, bế tắc có mặt khi mọi thứ không như ý. Có thể gia đình, kinh tế, tình yêu… trở nên quá sức với mình, chúng ta bất lực, không thoát ra được những vòng lặp đau khổ. 

Mỗi người có hoàn cảnh riêng và lớn lên theo những cách khác nhau, ngưỡng chịu đựng khác biệt. Tôi có thể nâng được tạ 80 ký nhưng không phải ai cũng làm được điều đó và không có nghĩa những người không nâng được tạ 80 ký là yếu đuối. Tôi luôn tâm niệm muốn giúp đỡ những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, tôi không dám nhân danh ai, hay lý tưởng gì mà đưa ra nhận xét như thế nào là yếu đuối và không chịu đựng được thử thách.

Ảnh mang tính minh họa - Tirachardz
Mỗi người đều có hoàn cảnh riêng và lớn lên theo những cách khác biệt (Ảnh mang tính minh họa - Tirachardz)

* Vậy tự thân mỗi người cần làm gì để luôn sống trong sự phòng hộ?

- Việc đầu tiên là mỗi người phải ý thức về trách nhiệm của chính mình trong việc chăm sóc bản thân cũng như trong hành vi của mình. Khi ấy, ta sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề, không đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh, không đóng vai “nạn nhân”. 

Kế tiếp, điều ta có thể làm là học cách tìm ra một lối sống cân bằng phù hợp và học cách làm việc với những trải nghiệm nội tại của bản thân cũng như các cách ứng phó với căng thẳng, áp lực. Trước sự thay đổi khó lường của cuộc sống ta cần được trang bị một sức khỏe tốt, một tinh thần cân bằng và các kỹ năng ứng phó. 

* Nếu một thành viên gia đình gặp khó khăn, người thân cần làm gì giúp họ vượt qua chông chênh, bế tắc?

- Tôi nghĩ điều đầu tiên quan trọng chính là: người thân đó cần gia tăng ý thức về việc chăm sóc sức khỏe thân tâm của chính mình. Học cách chăm sóc tốt bản thân cũng là một cách chăm sóc tốt cho người khác.

Đôi khi, với một nội tâm bình an, ta hiện diện với người đang chông chênh, lắng nghe một cách không phán xét, lắng nghe trong tâm thế muốn giúp đỡ thì người có khó khăn sẽ cảm nhận được sự thấu cảm, được hiểu, được cảm thông.

Họ dễ dàng chia sẻ hơn, khi đó vấn đề được tỏ tường và dễ có cơ hội tìm ra giải pháp. Nếu vấn đề vượt quá sức của bản thân, hãy đồng hành với họ tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp.

Ảnh mang tính minh họa - Tirachardz
Một gia đình hạnh phúc ban tặng các thành viên những giá trị lớn lao, theo suốt cuộc đời một con người (Ảnh mang tính minh họa - Tirachardz)

* Nhưng thực tế, rất nhiều trường hợp nghĩ quẩn và chọn giải pháp tiêu cực mà không tìm về người thân nương tựa…

- Có thể họ không kết nối được với những người thân, với gia đình; nhưng có khi những quyết định của họ, ở một góc nhìn khác, lại là “tình thương” đối với người thân, họ không muốn bản thân “làm phiền” những người mình thương yêu. 

Nhìn chung, khi quyết định như vậy thường thì họ đang trong trạng thái tinh thần không ổn định, cũng có thể họ đã có một vấn đề về sức khỏe tâm thần mà họ không nhận biết. Họ nghĩ cái chết là giải pháp duy nhất giúp giải quyết được vấn đề. Khi bị kẹt vào suy nghĩ này, họ không đủ sức để tạm dừng, lùi lại để quan sát và tìm một giải pháp phù hợp hơn.

* Làm sao để mỗi người coi gia đình mình là “pháo đài”, là điểm tựa để vượt qua tình huống nghiệt ngã? 

- Tôi thấy rằng, để mỗi người tìm về gia đình khi có những áp lực ngoài xã hội, thì gia đình phải là một nơi thực sự để trở về, nơi ta cảm thấy an toàn, cảm nhận được tình thương, sự chở che, nuôi dưỡng. Vấn đề là làm sao để xây dựng một gia đình như vậy, “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi gia đình sẽ có phương cách, câu chuyện và tiến trình xây dựng một gia đình phù hợp với chính họ. 

Ở góc nhìn tổng quan thì trách nhiệm của mỗi thành viên trong việc xây dựng, nuôi dưỡng một gia đình rất quan trọng. Mỗi người cần biết cách chăm sóc chính bản thân mình, làm sao để truyền thông, giao tiếp với nhau không ai cảm thấy bị áp đặt, bị phán xét. Ai cũng cảm thấy được tôn trọng dù có những bất đồng quan điểm, ai cũng cảm thấy được lắng nghe, có sự tin cậy để chia sẻ. 

Khi sự kết nối giữa những thành viên trong gia đình chặt chẽ, lành mạnh, có tính chất nuôi dưỡng, chắc chắn ai cũng sẽ tìm về để an trú giữa giông bão 
cuộc đời.

Ảnh mang tính minh họa - Lifestylememory
Xây dựng gia đình thành một "pháo đài" bất khả xâm phạm, được không? (Ảnh mang tính minh họa - Lifestylememory)

* Nhiều năm làm công tác trợ giúp tâm lý và chăm sóc sức khỏe tâm thần, hẳn anh đã gặp những thân chủ rơi vào tâm trạng bế tắc, nghĩ quẩn? Anh thường làm gì để giúp họ?

- Với người đang trong tình trạng tâm lý nguy hiểm, tôi sẽ chuyển gửi cho đồng nghiệp chuyên chăm sóc những trường hợp như thế, để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho thân chủ. Có rất nhiều dòng lý thuyết, cách thức để giúp đỡ người lâm vào hoàn cảnh bế tắc. 

Đó là đồng hành với họ trong tiến trình học cách thừa nhận nỗi đau, khó khăn, bế tắc, công nhận sự tồn tại của chúng mà không phán xét, không phản ứng, hành xử theo thói quen cũng như tìm hiểu chức năng và thông điệp của những gì đang diễn ra. Song song đó là giúp họ xây dựng sức lực nội tâm, giống như một dạng “tẩm bổ” trong lúc chúng ta đau ốm, đặt để mọi điều kiện cần thiết cho tiến trình phục hồi có thể diễn ra một cách tự nhiên, rồi bùn lắng nước trong, mây mù được xua đi thì ánh mặt trời ló rạng - mọi thứ sẽ được soi rọi một cách tường tận và cân bằng.

* Nếu có một lời khuyên hay công thức của sống an vui, hạnh phúc mỗi ngày, anh sẽ nói điều gì?

 - Thật khó có một công thức chung cho tất cả. Ở Let Go Dear chúng tôi chia sẻ, trợ giúp và đồng hành với thân chủ hai điều cơ bản để giúp cho cuộc sống bớt nhọc nhằn hơn: Thứ nhất, cần tìm ra giá trị, mục đích đời sống của riêng mình, không cần sao chép của bất kỳ ai, khi chúng ta có định hướng giá trị, có mục đích của đời sống, chúng ta đã có “con đường” của chính mình, chúng ta yên lòng hơn, không sợ hãi và có động cơ trong mọi hành động. 

Thứ hai, chúng tôi giúp đỡ họ cách để có được sự linh hoạt về tâm lý, thể hiện qua các cách chăm sóc sức khỏe tinh thần, ứng phó với căng thẳng, quản lý lo lắng sợ hãi, gia tăng sức bật, khả năng phục hồi sau các biến cố. Tất cả để hướng tới giá trị, mục đích mà chúng tôi và họ đã khám phá cùng nhau.

* Cảm ơn anh. 

Gia đình ba thế hệ hiến máu, ông bà con cháu cùng hiến hơn 500 lần

Gia đình ba thế hệ hiến máu, ông bà con cháu cùng hiến hơn 500 lần

Gia đình ông Lê Đình Duật (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã hiến máu hơn 500 lần, cả nhà cùng hiến và vận động nhiều người khác tham gia. Có gia đình hiến máu liên tục 19 năm qua

Theo www.phunuonline.com.vn

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Bạn gái kém 14 tuổi của anh trai khiến tôi và mẹ ngán ngẩm

Cuối tuần trước, anh trai tôi dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Cả nhà tôi rất mong chờ điều này do anh đã lớn tuổi. Tuy nhiên, cách cư xử của cô ấy khiến gia đình tôi rất thất vọng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Mở phong bì thưởng Tết của chồng, vợ sững sờ thấy dòng chữ phía trên

Nhiều năm nay, tôi vốn không mấy khi hỏi cụ thể chuyện thưởng Tết của chồng, vì anh “dị ứng” chuyện vợ tra khảo tiền bạc. Nhưng có lẽ vì sự dễ dãi này, chồng coi tôi như người ngoài.

Xin về ăn Tết nhà ngoại, nàng dâu bật khóc nghe bố chồng nói 6 câu

Hơn 10 năm lấy chồng, chưa năm nào tôi được về đón giao thừa cùng bố mẹ đẻ. Thấy bạn bè năm ăn Tết nhà nội, năm ăn Tết nhà ngoại mà tôi lại chạnh lòng.

Chồng ngoại tình, bỏ đi theo bồ, sau 2 năm bỗng trở về cầu xin tôi tha thứ

Tại sao khi tôi đã dần nguôi ngoai, ổn định cuộc sống thì người chồng ngoại tình lại quay trở về? Đau lòng nhất là tại sao bố mẹ chồng và các con tôi lại ủng hộ anh ta?

Vợ chồng ở Thái Bình tuyên bố vỡ hụi, hàng chục người mang quan tài đi tìm

Trước thông tin chủ hụi vỡ nợ, nhiều người xã Nam Trung (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) kéo đến gây áp lực để đòi tiền. Có trường hợp cho biết đã góp hụi gần 10 tỷ đồng.

6 chị em ruột không lấy chồng, sống cùng nhau dưới một mái nhà

Thanh xuân trôi theo những tháng năm nghèo khó, 6 chị em không dám lấy chồng. Không con cái, tuổi già đuổi đến, 6 mảnh đời côi cút sống dựa vào nhau.

Đang cập nhật dữ liệu !