Ngành y khoa đặc thù đòi hỏi đào tạo phải đặc biệt?

Ngành y dược là đặc thù đòi hỏi công tác đào tạo hết sức chặt chẽ, đặc biệt là quy trình thực hành thực tập bệnh viện nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực ngành Y tế.

Ngành y là đào tạo ra các Y sĩ đông y, Y sĩ tây y khám chữa bệnh thông thường, Điều dưỡng chăm sóc phục hồi sức khoẻ, Kỹ thuật viên xét nghiệm y tế, chẩn đoán hình ảnh y học siêu âm cơ bản, Hộ sinh chăm sóc sản phụ, Nha khoa phục hình răng thẩm mỹ, Dược sĩ bán và hướng dẫn sử dụng thuốc. Chính vì ngành Y Dược là một nghề “đặc biệt” nên việc đào tạo nhân lực Y tế cũng phải rất đặc thù. Sự đặc biệt là đào tạo ngành y tế không giống như các trường đào tạo kinh tế - kỹ thuật khác bởi sinh viên Y Dược ra trường sẽ trở thành cán bộ Y tế phụ trách việc chăm sức khỏe con người.

Ngành y khoa đặc thù đòi hỏi đào tạo phải đặc biệt? - ảnh 1

Đào tạo Y khoa phải gắn Trường với Bệnh viện

Bác sĩ, Hiệu Trưởng Trường Trung cấp Y khoa Pasteur cho rằng, khi đào tạo đội ngũ cán bộ Trung cấp Y tế thì điều quan trọng nhất là ngay từ ngày đầu sinh viên phải gắn bó với nghề nghiệp thầy thuốc của mình. Môi trường đào tạo Y khoa tốt nhất chính là bệnh viện, nơi người bệnh đang chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, cần sự sẻ chia của cán bộ y tế. Do vậy, đào tạo cán bộ ngành y tế phải gắn với thực hành bệnh viện. Nghề y rất đặc biệt, gắn với sức khỏe, tính mạng người bệnh cho nên các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cao nhất cho việc dạy, học, thực hành ngành y dược đòi hỏi những điều đặc biệt theo hướng đổi mới nhưng phải gắn với thực tiễn ngành y tế nước ta.

Mô hình đào tạo ngành Y khoa có tính chất đặc thù, đòi hỏi cơ sở vật chất đặc biệt nhiều hơn ngành học khác nên phải có hệ thống phòng thực hành thí nghiệm Y khoa để sinh viên thực tập giải phẫu, tiền lâm sàng, phòng thí nghiệm hoá dược, phòng xét nghiệm vi sinh - ký sinh trùng, mô hình Nhà thuốc tân dược - đông y để thực hành các chuyên khoa khác nhau...

Điều quan trọng nhất trong đào tạo Y Dược là yếu tố con người, đó chính là đội ngũ các Bác sĩ, Dược sĩ làm giảng viên sư phạm không chỉ giàu kinh nghiệm, mà còn phải nhiệt huyết giảng dạy, đặc biệt đối tượng trực tiếp về con người. Ngoài ra, người được tuyển chọn vào học Trường Y khoa phải là những người có đủ trí tuệ và tình yêu thương đồng loại, phải có đủ sức khỏe để vượt qua được nhiều áp lực của học ngành y vất vả, sáng học lý thuyết trên giảng đường, chiều thực tập, thực tế tại Bệnh viện. Nếu làm tốt được quy trình đào tạo ngành y như vậy thì  sản phẩm đào tạo của Trường Y khoa sau này mới có thể trở thành cán bộ y tế giỏi Y thuật, giàu Y đức để chăm sóc sức khỏe con người được.

Ngành y khoa đặc thù đòi hỏi đào tạo phải đặc biệt? - ảnh 2

Vì sao sinh viên Trường Y khoa Pasteur phải thực hành ở các bệnh viện lớn?

Bệnh viện đa khoa có đủ các chuyên khoa chính nên sinh viên Y khoa Pasteur các chuyên ngành Y sĩ tây y, Y sĩ Đông y, Dược sĩ, Kỹ thuật viên xét nghiệm Y học, chẩn đoán hình ảnh Y khoa, Nha khoa, Hộ sinh có điều kiện thực tập tại các chuyên khoa sâu như Nội khoa, Ngoại khoa, Sản khoa, Nhi khoa, Y học cổ truyền, truyền nhiễm… được thực hành kiến thức y khoa đã được học trên giảng đường, được trải nghiệm nhiều phương pháp điều trị, được hướng dẫn bởi những Bác sĩ giảng viên đầu ngành … để rèn rũa kỹ năng “tay nghề” Y khoa Pasteur có phần nổi trội hơn, thuận lợi hơn trong quá trình làm việc khi các em tốt nghiệp ra trường.

Cơ hội việc làm của sinh viên Y khoa tốt?

Theo GS.TS Trương Việt Dũng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo Bộ Y tế thì: “Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng nhu cầu nhân lực y tế. Nguồn đào tạo có giới hạn. Dân số mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người, hệ thống y tế tư nhân đang phát triển nhanh, thêm nữa hiện nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, tình trạng mất cân đối về phân bổ nhân lực. Nhiều lĩnh vực đã và sẽ thiếu cán bộ trầm trọng hơn”.

Ngành y khoa đặc thù đòi hỏi đào tạo phải đặc biệt? - ảnh 3

Nghề y dược dễ kiếm việc làm có thu nhập cao là lý do khiến nhiều bạn trẻ học Nghề Y sĩ đa khoa, Y học cổ truyền, Điều Dưỡng, Phục hồi chức năng, Hộ Sinh, Kỹ thuật Xét nghiệm, Siêu Âm – X Quang, Nha khoa – phục hình răng tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.

Thời gian đào tạo là 2 năm đối với người học đã tốt nghiệp cấp 3 THPT; hệ bằng 2 chuyển đổi Y Dược là 1 năm nếu người học đã có trình độ Trung cấp trở lên. Đây là hệ văn bằng 2 nhóm ngành học sức khoẻ do người học được miễn và chuyển điểm các môn học đã học ở các trường khác nên thời gian học được rút ngắn hơn so với các em học sinh THPT.

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur là trường chuyên ngành về đào tạo Y khoa, cơ vật chất được liên tục đầu tư mới, cơ sở thực hành tại trường, tại khoa gần với môi trường đào tạo y khoa hiện đại; đội ngũ giảng viên nhiều Thạc sĩ, Tiến sĩ Y học, Phó Giáo sư không chỉ giỏi Y thuật, mà còn nhiệt huyết yêu nghề sư phạm Y khoa. Đào tạo ngành y có tính chất đặc thù, đòi hỏi người học phải thực hiện khắt khe theo thông tư quy định về đào tạo ngành y tế. Nếu bạn có tấm lòng nhân ái, bao dung, biết sẻ chia phù hợp với ngành y. Hãy đăng ký học tại địa chỉ:

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Ngành y khoa đặc thù đòi hỏi đào tạo phải đặc biệt? - ảnh 4

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở. Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Nguyên Trang

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

Đang cập nhật dữ liệu !