Ngành hải quan sẽ tích hợp quản lý rủi ro liên ngành để tạo thuận lợi thương mại

Trong hai thập kỷ qua, Hải quan Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế cởi mở nhất thế giới. Tuy nhiên, những bất cập trong thủ tục thông quan đang cản trở sức cạnh tranh thương mại của Việt Nam.

Sáng 9/6, tại Hà Nội, cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổng cục Hải quan (TCHQ) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về Trung tâm quản lý rủi ro (QLRR) liên ngành tập trung và thảo luận khả năng thành lập mô hình Trung tâm QLRR liên ngành tập trung phù hợp với Việt Nam để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 10/1/2022 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

{keywords}
Quang cảnh buổi hội thảo.

Thực hiện các nghị quyết của Chính phủ trong những năm qua, thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã có những bước cải thiện đáng kể. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tỉ lệ tờ khai phải quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã giảm từ 30% năm 2015 xuống còn 19%.

Tuy nhiên, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành cần tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua việc tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành; nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Trong đó, một yêu cầu quan trọng được Chính phủ đặt ra tại Nghị quyết 02/NQ-CP là “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan: Nghiên cứu, kiến nghị xây dựng trung tâm dữ liệu quản lý rủi ro để thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước.”

Hội thảo quy tụ hơn 50 đại biểu đến từ cơ quan hải quan, các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp để thảo luận về yêu cầu này.

Tại hội thảo, đại diện Cục Giám sát Quản lý về Hải Quan,TCHQ trình bày về thực trạng quản lý kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam và nhu cầu cải tiến để tăng cường tạo thuận lợi thương mại đồng thời đảm bảo quản lý nhà nước.

Tiếp đó, ông Daniel Baldwin, chuyên gia quốc tế Dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ (Dự án USAID TFP) giới thiệu những thông lệ quốc tế tốt nhất về Trung tâm QLRR liên ngành tập trung, bao gồm Mô hình Trung tâm xác định trọng điểm Quốc gia của Cơ quan hải quan và biên giới Hoa Kỳ (US CBP) và đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.

Ông Vũ Ngọc Anh, một chuyên gia khác của Dự án USAID TFP cũng đưa ra một số nhận xét về khả năng thành lập mô hình Trung tâm QLRR liên ngành tập trung tại Việt Nam trước khi đại diện của Viện quản lý kinh tế trung ương (CIEM), các bộ ngành liên quan(Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn/ Bộ Y tế/Bộ Công Thương) và các cơ quan quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp(Amcham/Eurocham/VCCI ) nêu ý kiến đóng góp và bình luận.

Thủ tục quản lý kiểm tra chuyên ngành được cải cách sẽ làm giảm thời gian và chi phí thông quan, giải phóng hàng cũng như tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp.
Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ được thực hiện trong 5 năm (2018-2023) với tổng vốn 21,7 triệu USD nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam áp dụng cách tiếp cận quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan và kiểm tra chuyên ngành cũng như hỗ trợ tăng cường công tác thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Dự án phối hợp với Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính nhằm chuẩn hóa các thủ tục hải quan, tăng cường sự phối hợp ở cấp trung ương và cấp tỉnh, đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ hải quan. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ Việt Nam phát triển môi trường thương mại và đầu tư hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Tiến Anh

Đi chơi 30/4-1/5: Đổ xô xuất ngoại, tour ‘hot’ khóa sổ

Người dân đổ xô đi du lịch nước ngoài dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, chiếm tới 2/3 lượng khách tại các công ty lữ hành. Một số tour như Nhật Bản, Hàn Quốc,... các nước châu Âu đã khóa sổ, dừng nhận khách.

Hoa loa kèn dội chợ gọi tháng 4 về, giá rẻ bèo vẫn ế

Là loại hoa đặc trưng ở Hà Nội, những bông loa kèn trắng tinh khôi đang bung nở gọi tháng 4 về. Dịp này, dù mới đầu mùa hoa đã dội chợ với giá bán rẻ, nhưng vẫn ế.

Điện cho Côn Đảo: Loại nào rẻ nhất?

Phân tích các phương án vốn đầu tư, giá điện cho Côn Đảo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay việc dùng điện lưới quốc gia bằng cách kéo cáp ngầm có giá thành thấp nhất.

Thu giữ hàng tấn chân gà rút xương, nội tạng động vật bẩn

Hàng tấn chân gà rút xương, nội tạng động vật hôi thối, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vừa bị cơ quan chức năng thu giữ tại nhiều địa phương trên cả nước.

Petrolimex và VNPost thoái vốn, PGBank và LienVietPostBank có phải đổi tên?

Ngày 7/4, HOSE sẽ tổ chức phiên đấu giá 120 triệu cổ phiếu PGB của PGBank do Tập đoàn Xăng dầu Petrolimex sở hữu. Tiếp đó, ngày 21/4, HNX cũng sẽ tổ chức phiên đấu giá 140,5 triệu cổ phiếu LPB của LienVietPostBank do VNPost sở hữu.

Các thương vụ thua lỗ, chật vật của SMBC trước khi vào VPBank

SMBC từng đầu tư vào Eximbank (EIB) và Tập đoàn Bảo Việt (BVH). Tuy nhiên, tại thương vụ Eximbank, khoản đầu tư của SMBC thua xa lãi gửi tiết kiệm, còn tại thương vụ Bảo Việt, giá cổ phiếu hiện tại chỉ còn bằng nửa thời điểm đầu tư

Khởi nghiệp từ dịch vụ viết hồi ký cho người cao tuổi

Chăm sóc, viết hồi ký cho người cao tuổi là một trong những ý tưởng khởi nghiệp được các chuyên gia đánh giá cao.

VPBank bán 15% vốn cho đối tác ngoại, thu về 1,5 tỷ USD

Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật mua 15% cổ phần VPBank sau khi thoái vốn khỏi Eximbank sau 10 năm hợp tác bất thành.

Phát hiện lô đường Thái Lan không giấy tờ, trị giá gần nửa tỷ đồng

Số đường trên xuất xứ Thái Lan nhưng bao bì sản phẩm không thể hiện ngày sản xuất, hạn sử dụng; có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Đề xuất ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền để trả nợ trái phiếu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp có tài sản bảo đảm được vay để trả nợ trái phiếu.