Nga bí mật 'đổ tiền' tái vũ trang cho lục quân và hải quân
Việc mua vũ khí và thiết bị quân sự mới có thể trở thành một trong những ưu tiên chính của ngân sách Nga cho giai đoạn 2022-2024. Dự luật sẽ được trình lên Duma Quốc gia trước ngày 1/10.
Dự kiến, các khoản chi tiêu của Moscow cho hạng mục quốc phòng sẽ là hơn 10,8 nghìn tỉ rúp, bằng một nửa số tiền được phân bổ 10 năm trước cho chương trình tái trang bị vũ trang lục quân và hải quân.
Theo truyền thông Nga, các thông số chi phí cho hạng mục này không được “giải mã” cho công chúng. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga cũng không “quảng cáo” ngân sách được phân bổ sẽ được chi tiêu như thế nào.
Để bắt đầu, giai đoạn đầu tiên của quá trình hiện đại hóa toàn cầu nhóm tên lửa đạn đạo hạng nặng sẽ diễn ra trong năm nay. Các tổ hợp tên lửa “Voevoda” được phương Tây là “Satan”, sẽ được thay thế bằng tổ hợp “Sarmat”. Đây là những “cỗ máy” có khả năng mang 10 tấn đầu đạn hạt nhân dẫn đường riêng lẻ trên hành trình dài 18 nghìn km.
Thực hư tin đồn Nga lên kế hoạch thống trị quân sự? |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Krivoruchko Aleksei Iurievich, phụ trách vũ khí cho biết, lực lượng tên lửa chiến lược sẽ được tăng cường thêm 15 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới. Dự kiến, trung đoàn tên lửa chiến lược đầu tiên với tổ hợp tên lửa siêu thanh Avangard sẽ nhận nhiệm vụ chiến đấu vào cuối năm nay.
Theo giới quân sự Nga, vào đầu năm 2020, có 320 tên lửa trong biên chế, có khả năng mang 1.181 đầu đạn hạt nhân tới mục tiêu.
Tổng tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga Sergei Karakaev nói rằng, nhiệm vụ là loại bỏ hoàn toàn nhóm “di sản của Liên Xô” vào năm 2024, thay thế các thiết bị tương đối cũ bằng các tổ hợp hiện đại của Nga như “Yars” và “Sarmat”, sẽ cho phép tăng tỷ lệ vũ khí hiện đại trong Lực lượng Tên lửa Chiến lược lên đến 100%. Để đạt được điều này, Nga sẽ cần sản xuất ít nhất 84,5 tên lửa đạn đạo mỗi năm trong 2 năm tới.
Bên cạnh đó, các khoản đầu tư dài hạn vào Hải quân cũng không kém phần tham vọng. Các thủy thủ đang mong đợi có thêm 40 con tàu ngầm và tàu chiến mới. Danh sách này bao gồm tàu ngầm chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ thứ 4 Borey-A và tàu ngầm tấn công đa năng Yasen-M. Dự kiến trong thời gian tới Hải quân sẽ được bàn giao các tàu khu trục nhỏ, tàu hộ tống, tàu ngầm diesel-điện thuộc dự án 636.3, tàu tên lửa cỡ nhỏ, tàu tuần tra và tàu hỗ trợ.
Theo các chuyên gia, điều quan trọng cần nói tới là 5 tàu ngầm tên lửa đã được đóng theo dự án Borey-A hiện đại hóa và sau năm 2023, sẽ có thêm 6 tàu ngầm lớp này được đóng mới. Với việc chuyển giao cho các hạm đội Nga, số lượng tàu ngầm chiến lược mới trong sức mạnh chiến đấu của hạm đội sẽ lên tới 14 chiếc.
Ngoài ra, lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đang bắt đầu nhận hàng loạt máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57. Bốn chiếc đầu tiên đã có trong các đơn vị chiến đấu, trong những năm tới sẽ có thêm 72 máy bay chiến đấu được bàn giao.
Đồng thời, lực lượng mặt đất cũng đang chờ đợi một phiên bản cập nhật toàn cầu hơn nữa với xe tăng và xe bọc thép mới trên nền tảng “Armata”. Năm nay, quân đội Nga sẽ nhận được 20 đơn vị thiết bị như vậy và tổng số hơn 130 phương tiện đã có trong trang bị.
Tướng John Hyten, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ mới đây tuyên bố, Nga đã chuyển đổi đáng kể lực lượng vũ trang.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, đến năm 2020 mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn hàng quốc phòng đạt 99,8%, sửa chữa, hiện đại hóa trang bị là 99,7%.
Trung Quốc trình làng mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 dựa trên Su-47 của Nga
Tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Trung Quốc lần thứ 13 (Airshow China) giới quân sự Bắc Kinh sẽ trình làng mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu mới nhất dựa trên siêu chiến đấu cơ Su-47 của Nga.
Thanh Bình (lược dịch)