New York Times, CNN đăng gì lên các mạng xã hội?

Theo trang tin báo chí Niemanlab (Mỹ), các hãng tin hay tờ báo thường cân nhắc kĩ khi chia sẻ tin tức lên các mạng xã hội như Facebook, Snapchat, Twitter hay các ứng dụng nhắn tin như Line. Họ cũng tận dụng nhiều nền tảng mạng xã hội cùng một lúc.

Tháng 3/2017, Trung tâm Nghiên cứu Báo chí số của Đại học Columbia đã công bố kết quả nghiên cứu về tác động của các nền tảng mạng xã hội đối với báo chí. Theo Niemanlab, bảng kết quả này dài tới 25.455 từ, chứa nhiều nội dung rất đáng quan tâm, trong đó có một phần rất thú vị là phần tìm hiểu về cách thức các hãng tin, tờ báo lựa chọn nội dung đăng tải cũng như cách thức sử dụng các nền tảng mạng xã hội.

Nghiên cứu so sánh cách The New York Times, CNN và Huffington Post sử dụng các nền tảng mạng xã hội trong tuần đầu tháng 2/2017. Trong khoảng thời gian đó, mỗi hãng tin hay tờ báo trên đã đăng tải trên 10 nền tảng khác nhau. The New York Times và Huffington Post đăng khoảng 1.660 lần. CNN có số lần đăng nhiều hơn gần gấp đôi (40%) so với hai tờ báo trên với 2.814 lần.

New York Times, CNN đăng gì lên các mạng xã hội? - ảnh 1

CNN đăng 2814 lần lên các nền tảng mạng xã hội trong một tuần.

Nghiên cứu đã phân loại nội dung được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội là: bản địa và kết nối. Nội dung bản địa là nội dung được đăng trên các ứng dụng như Snapchat Discover and Stories, Instant Articles của Facebook hay Apple News. Chúng xuất hiện hoàn toàn trong môi trường của mạng xã hội đó. Trong khi đó, nội dung kết nối là loại có liên kết với trang web của tờ báo hay hãng tin đó.

Nghiên cứu cũng đã khảo sát 14 hãng tin, tờ báo và phát hiện ra rằng, trong tuần đầu của tháng 2/2017, họ đã đăng tải 12.341 nội dung kết nối và 11.481 nội dung bản địa.

Nghiên cứu kết luận: “Mặc dù tất cả các hãng tin hay tờ báo đều cần xuất hiện trên nhiều loại nền tảng mạng xã hội khác nhau, nhưng cách thức họ phân phối nội dung, đặc biệt là nội dung mà họ “cho không” các nền tảng xã hội dưới dạng nội dung bản địa, khác nhau khá đáng kể”.

New York Times, CNN đăng gì lên các mạng xã hội? - ảnh 2

Sơ đồ về sự tương tác của The New York Times trên các mạng xã hội.

Trong tuần đầu tiên của tháng 2/2017, hai phần ba nội dung mà Huffington Post đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội là nội dung bản địa. Chúng bao gồm 695 bài đăng lên Apple News, 305 bài đăng lên Facebook (gồm cả ứng dụng phát trực tiếp Live Video). Nghiên cứu cho hay: “Những nội dung bản địa chiếm tới 98% tổng số các bài đăng trên Facebook của Huffington Post”.

Trong khi đó, 59% các bài đăng của CNN trên các mạng xã hội cũng có nội dung bản địa, bao gồm 1016 bài trên Apple News Articles, 948 bài trên Twitter và 278 video trên YouTube. Báo cáo cũng lưu ý rằng, những nỗ lực đồng thời của CNN nhằm tiếp cận độc giả trẻ được thể hiện rất rõ trong cách thức CNN sử dụng Snapchat Discover. Theo đó, CNN chuyển hướng từ các bài báo có thể cuộn lại sang những “thẻ” tin có kích cỡ tiện lợi hơn. Đồng thời, CNN cũng tiếp tục tăng cường tương tác trên ứng dụng Line.

Nghiên cứu cũng nhận ra rằng, quan điểm của các tờ báo đối với Instant Articles rất khác nhau. 90% nội dung những tờ báo như The Washington Post, Vox hay BuzzFeed News đăng trên Facebook là dùng ứng dụng Instant Articles. Trong khi đó, tờ Vice, Vice News, Los Angeles Times không hề dùng Instant Articles.

The New York Times là trường hợp ngoại lệ khi chỉ có 16% các bài đăng trên các mạng xã hội là nội dung bản địa. Năm 2015, The New York Times là một trong số ít tổ chức tin tức đầu tiên sử dụng ứng dụng Instant Articles (Đọc báo ngay trên trang của Facebook). Tuy nhiên, tờ này đã ngừng xuất bản lên Instant Articles từ rất lâu. Trong tuần đầu của tháng 2/2017, chỉ 19% trong số 406 bài đăng trên Facebook của The New York Times là nội dung bản địa. The New York Times cũng chỉ đăng tải 74 bài trên Apple News.

Không giống như Huffington Post và CNN, The New York Times tập trung vào các lượng độc giả đăng kí đọc báo và mục tiêu chính của tờ báo này là đưa đọc giả tới trang điện tử của nó. Đó là lý do tại sao The New York Times hạn chế đăng nội dung bản địa.

Khi phát biểu tại một hội nghị báo chí vào năm ngoái, Tổng Biên tập khi đó của bộ phận New York Times ở nước ngoài (NYT Global) Lydia Polgreen đã giải thích sự khác biệt trong chiến lược của The New York Times so với các tờ báo khác.

Bà Lydia Polgreen nói: “Các nền tảng xã hội, đặc biệt là Facebook, cho phép chúng tôi nhắm mục tiêu vào những người có nhiều khả năng muốn trả tiền đọc báo của chúng tôi nhất. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ trở thành khách hàng hạnh phúc của Facebook hơn là đối thủ cạnh tranh của Facebook trong cuộc chiến quảng cáo. Đúng, Facebook đang cố giữ độc giả ở lại trong nền tảng của mình thông qua các tính năng như Instant Articles. Nhiệm vụ của chúng tôi là thu hút những độc giả trung thành nhất trở lại nhiều lần để đọc các bài báo của chúng tội. Cho đến nay, chúng tôi dường như đã thành công trong việc này. Chúng tôi sẽ không bao giờ thành công được như Facebook, nhưng tôi tin rằng chúng tôi có thể điều hành một công ty truyền thông thịnh vượng”.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !