Nếu không muốn thất nghiệp, bạn hãy nghiêm túc trang bị một bộ não nhiều nếp nhăn!

“Đến lớp và học hành tử tế đi! Nghiêm túc đấy, trừ khi bạn quá mệt mỏi, nếu không thì việc tốt nghiệp đại học ra trường thất nghiệp hay đi chạy grab là điều tất yếu”, đó là lời khuyên dành cho các sinh viên khi đang ngồi trên ghế giảng đường đại học.

Khi biết tin mình đỗ đại học không ít tân sinh viên vẫn "ngủ quên" với ảo tưởng rằng mình giỏi giang hơn rất nhiều người nên phải nghỉ ngơi để “xả hơi”, thi đại học mình còn làm được chứ nói gì đến học đại học.

Tâm lý xả hơi như một loại axit mạnh dần dần ăn mòn bạn, không qua 1 môn rồi dần dần đến cả 7-8 môn mà không gượng lại được. Rồi bạn dễ dãi thỏa hiệp với bản thân rằng chỉ cần qua môn thôi, điểm số không thể hiện gì cả. Rồi cái gì đến cũng đến, bạn tốt nghiệp với một cái đầu trống rỗng và đến đâu thì nhà tuyển dụng cũng lắc đầu ngao ngán.

Ảnh minh họa.

Vậy phải làm gì để khi tốt nghiệp nhà tuyển dụng không thể từ chối bộ não nhiều nếp nhăn của bạn?

Bước vào đại học, chúng ta phải bỏ lại đằng sau các yếu tố: môi trường thân thuộc, gia đình, bạn bè, thầy cô... ; tập quen dần với cuộc sống tự lập thay vì lúc nào cũng có bố mẹ ở bên như trước.

Ta phải làm quen dần với bạn mới, trường mới và thiết lập những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn với từng bước đi để chạm đến thành công.

Sinh viên năm nhất cảm thấy lạc lõng, nhất là khi nói đến môn học, những con số và điểm chác. Đó là điều tất yếu nhưng chúng ta đừng vì thế mà choáng váng hay xao nhãng. Hãy luôn nhớ rằng: mỗi người đều được thiên phú những tài năng đặc biệt, và bạn có hẳn 4-5 năm để tìm kiếm, khai thác tài năng của mình nơi giảng đường đại học cơ mà.

Sinh viên là tỉ phú thời gian, ai trải qua cũng đều nghiệm ra điều đó, hãy làm tất cả những gì bạn muốn, thử tất cả những công việc bạn tò mò, thích thú. Đừng ngại khó, khổ, những tháng năm này vô cùng quan trọng với bạn, được phép thử, được phép sai lầm trong khả năng có thể. 

Sinh viên chính là thời điểm rất thích hợp để bạn khám phá những khả năng mà của bản thân mà trước đây bạn chưa từng biết. Nếu có đang "lạc trôi" ở một nơi xa thì 4-5 năm đại học là lúc bạn phải hiểu được mình, tìm được con đường của mình, phải trả lời được mình cần gì, mình giỏi thứ gì: kinh doanh, buôn bán, hát, múa, vẽ hay viết...

Hãy làm tất cả để tìm ra phương hướng của bản thân, đừng dật dờ buông thả mình thể để tới tận khi cầm bằng tốt nghiệp vẫn bâng khuâng ở giữa dòng, không biết mình làm được gì, mình có gì, cuộc đời lại gói gọn trong chữ "an phận": không chuyên môn, không đam mê công việc,  không sở thích, sống đời nhạt nhẽo.

Bên cạnh đó, sinh viên năm thứ nhất cũng cần phải nhớ việc học ngoại ngữ là việc vô cùng quan trọng, không thể coi thường, nhất là khi chúng ta đang hội nhập quốc tế trong thời đại công nghệ 4.0 với sự xuất hiện khái niệm “công dân toàn cầu”. Mọi thứ  đều có thể thay đổi đến chóng mặt. Vì vậy, ngoài tiếng Việt, chúng ta phải giỏi thêm một loại ngoại ngữ khác, nhất là tiếng Anh. Giỏi ngoại ngữ thì xác suất tìm được một công việc ổn định với mức thu nhập cao là điều hoàn toàn có thể sau khi chúng ta tốt nghiệp đại học.

Đừng bao giờ tìm lý do vì nghèo, vì không có thời gian, vì khó mà không học. Hãy học từ ngay hôm nay để tìm cơ hội trong tương lai, để khi tốt nghiệp, nhà tuyển dụng không thể từ chối bộ não nhiều nếp nhăn của bạn!

Hoàng Thanh
Từ khóa: nhà tuyển dụng sinh viên thất nghiệp sinh viên học đại học sinh viên năm thứ nhất

Lễ khai giảng ‘đa sắc màu’ của hệ thống trường TH School

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 với chủ đề “Going Beyond - Không ngừng vươn xa”, các em học sinh mới của TH School tự tin bước trên thảm đỏ trong tiếng chuông rộn ràng, trên tay là những lá cờ nhiều màu sắc đại diện cho các quốc gia quê hương mình.

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !