Nẻo về tết xưa…

Khi cây mận trong vườn nhà tôi bung đầy hoa trắng, ấy cũng là lúc Xuân về, Tết đến. Làng tôi ở dưới chân núi Nầm, "Sau làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng" đã hiện lên những ô ruộng bàn cờ xanh non màu lá mạ.

Dường như chẳng ai bảo ai, nhưng tất cả đều chạy đua với công việc nhà nông để hoàn tất trong tháng Chạp. Bao giờ cũng vậy, kết thúc năm cũ, đón năm mới tới, không khí trong làng rộn ràng, tất bật hơn. Người lớn lo đủ thứ việc để gia đình đón tết vui vẻ, đầm ấm. Dường như đã thành tập tục quen thuộc: Ngày 28 Tết, mọi người đưa tất cả nồi đồng, mâm đồng, thau nhôm ra bờ suối kỳ cọ... Những núm "rơm vàng" hàng ngày làm "nhồi" đi "xin lửa" hàng xóm, giờ lại làm "nhồi" để thấm nước làm vệ sinh các vật dụng gia đình. Không chỉ ở bờ suối, tại  các giếng làng đều có dòng người tụ tập để vo gạo nếp, rửa lá dong xanh. Những hạt nếp trắng ngần, tích tụ giọt mồ hôi lam lũ nhà nông qua "năm nắng, mười mưa", để làm nên những chiếc bánh chưng linh thiêng, đặt trước bàn thờ tiên tổ...

Nẻo về tết xưa… - ảnh 1

Câu chuyện về những đứa con xa quê, đang ở chiến trường, năm nay không về vui Tết, được nhiều người thăm hỏi và nhắc tới bên giếng làng. O Thoan, o Lý không giấu được niềm vui,  rút ra trong túi áo mình bức thư chồng ở chiến trường Khe Sanh, đường Chín (Quảng Trị) vừa gửi về, đọc cho mọi người cùng nghe.. "Tin chiến thắng của anh Giải phóng quân" trong bức thư người lính trẻ, lan ra nóng hổi bên giếng làng tôi, làm rộn lên trong lòng người  như cánh én trời xuân chấp chới.

 Những ngày này, phiên chợ Đình làng tôi đông nghịt. Hàng nồi đất, hàng kiềng, hàng cá trích từ biển lên, hàng cá mát từ thượng nguồn xuống, ai cũng đon đả chào mời. Dân làng tôi nghèo nên sắm Tết theo "kiểu nghèo". Không ít gia đình trong làng tôi, dành dụm cả năm chỉ được vài ba đồng bạc, gia đình khá hơn cũng chỉ năm, bảy đồng,  nên khi sắm Tết, các bà, các cô đã tính toán chi li từng hào một. Hào nào dành để mua chai nước mắm, hào nào mua vài thìa ruốc, hào nào mua tỏi, mua hành. Có bà cụ cao tuổi chỉ đủ tiền mua nổi 5 con cá  trích để về ăn Tết.. Nghèo thế nhưng ai cũng vui, trẻ em vẫn được người lớn dành cho vài "bánh pháo tép"  hay dăm quả "pháo đùng", đợi đến lúc giao thừa là nổ pháo...

Thú thật, bọn trẻ con chúng tôi  hồi ấy thèm pháo chơi hơn thèm kẹo  nhiều. Được mẹ đi chợ về thưởng cho bánh pháo tép, nhiều đứa đã gác lên giàn bếp hong khô thêm, chờ đến phút giao thừa thì châm ngòi  nổ cho kêu, cho giòn.. Có đứa sướng lên, khi cầm được bánh pháo đã "gỡ"  từng cái một,  nổ lép bép ở ngay trước sân, trước ngõ nhà mình. Tết chưa tới, tiếng pháo đã đì đùng vọng từ nhà này tới nhà khác... Bọn trẻ vốn tính hiếu động và nghịch ngợm đưa pháo tép  ra nổ ngay trước ổ con mực, con vàng đang nằm,  khiến nó sủa rống lên. Một số con chó  yếu bóng vía đã chạy khuất ra bóng cây sau vườn,  rồi chui vào cây rơm, cây rạ trốn. Đến lúc người nhà cất tiếng gọi, chúng mới chạy về, ngúng nguẩy cái đuôi mừng rỡ.

Càng gần đến ngày 30 Tết, không khí chuẩn bị  càng tất bật hơn. Hầu hết mọi đứa trẻ trong gia đình đều được bố mẹ  giao nhiệm vụ cắt đủ   ba đến năm gánh cỏ đầy, để cho  trâu,  bò trong dịp này ăn khi chúng vừa  được "xả hơi". Đối với gia đình tôi, năm nào cũng vậy, ngay từ trung tuần tháng Chạp,  mẹ tôi đã chuẩn bị khẩu phần thức ăn cho từng con vật nuôi trong gia đình. Con gà được đãi bằng một hũ tấm, con lợn được đãi nồi cám vàng "ninh nhừ" với những hạt mít  phơi khô...

Cứ mỗi lần sắp tới Tết, đội tôi lại được ông chủ nhiệm hợp tác xã chia cho  một con lợn để giết thịt, trọng lượng khoảng 50 kg. Thứ lợn giống cỏ có bộ lông đen nhánh, nuôi suốt cả năm trong trại lợn Cửa Khâu. Con lợn được bốn nam thanh niên trong làng gánh về tận sân kho đội sản xuất. Khẩu phần chia được lên danh sách nhân khẩu từng gia đình. Phần xương, phần thịt, phần lòng đều được chia công bằng với con dao phay thái thịt lợn sắc ngọt. 

  Tối 29 Tết, hầu hết mọi gia đình đều thức trắng đêm để nấu bánh chưng, làm bánh dày, giã giò, chế biến  mứt gừng, mứt bí, bánh nổ... Tiếng nhịp chày gỗ vang lên thậm thịch, tiếng cối xay quay vù vù. Tiếng lửa reo bên nồi bánh chưng rộn ràng... Đêm ấy, trời tối đen như mực, ngoài vườn gió xuân hây hẩy thổi, mưa xuân nhè nhẹ rơi trên cành tre, cành bưởi. Đom đóm "đốt  đèn"  đi tìm bạn, bọn trẻ chúng tôi cũng đốt chổi trện cùn để tìm đến nhà nhau cùng nhau ngồi đánh tam cúc,  chơi tú lơ khơ bên ngọn đèn dầu, rồi lớn tiếng  khoe với nhau,  Tết này người lớn thưởng cho mình  những gì. Hầu như đứa nào cũng tiết lộ "Bố mẹ mình đã dành cho mình hai quả cam bù to nhất, đẹp nhất để đến sáng mồng một Tết,  làm quà chúc mừng  thầy, cô giáo của mình".

Thời gian vun vút trôi đi, bao nhiêu người thân của tôi và bà con cô bác trong ký ức  tuổi thơ những ngày Tết ấy,  giờ đã đi vào thiên cổ. Tết hôm nay đến, không còn nghe tiếng lợn kêu eng éc ở sân kho hợp tác xã như xưa nữa, cũng không còn tiếng pháo nổ đì đùng như xưa nữa. Thời của công nghệ thông tin, nên trò chơi của lớp trẻ bây giờ đã khác xa chúng tôi nhiều. Bọn trẻ con thời hiện tại chẳng thể nào hình dung được "bức tranh xuân" của làng tôi ngày ấy. Ngày ấy làng tôi tuy thiếu thốn đói nghèo, nhưng tình người nhân hậu, đằm thắm đẹp như chuyện cổ tích.

Phan Thế Cải

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !