Nấm tổ đỉa "ăn sạch" ngón chân vì đôi bốt hàng thùng
Bác sĩ Nguyễn Thành và bệnh nhân. |
Hắc lào, nấm tổ đỉa với hàng si đa
Chị Nguyễn Thị Ngọc tới khám tại phòng khám da liễu của Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da Liễu với chứng hắc lào vùng lưng và ngực. Chị Ngọc cho biết gần đây, chị đã mua một chiếc áo sơ mi hàng thùng, mặc rất đẹp nên chị mặc thường xuyên.
Kết quả, vài ngày sau chị thấy da xuất hiện nốt đỏ, nốt đỏ lan dần như hình đồng xu, ngứa và chảy nước khó chịu. Chị soi gương thấy lưng mọc hai nốt. Chúng phát triển nhanh và gây ngứa rất khó chịu.
Đến khám chị mới biết mình bị hắc lào và nguyên nhân đến từ các loại nấm xuất hiện trên quần áo cũ. Theo lời bác sĩ, chị phải uống thuốc và bôi ngoài da gần 1 tháng mới hết.
Khi điều trị xong, đôi bốt đó chị mua tiền triệu nhưng vẫn không thể đi, đành ngậm ngùi cho vào thùng rác.
Tâm lý sính dùng hàng hiệu nhưng không có tiền nên nhiều chị em mua các sản phẩm giày dép hàng si đa về dùng. Chất lượng sản phẩm không ai phủ nhận nhưng mầm bệnh có trong sản phẩm cũng là điều cần được quan tâm.
Theo bác sĩ Thành các sản phẩm đồ si đa thường chứa vi trùng Corynebactcrium gây bệnh Erythrasma, ký sinh trùng gây bệnh chấy rận, vi nấm thân, nấm bẹn, nấm chân…
Các vi khuẩn này có thể sống được tối đa vài tuần nếu không tiếp xúc với người và dễ bị tiêu diệt bằng các chất tẩy rửa. Nhưng nếu là vi nấm, chúng có thể sống rất lâu dưới dạng bào tử và không bị tiêu diệt bằng cách giặt giũ thông thường.
Đối với quần áo còn có thể xử lý được nhưng đối với giày, bốt thì rất khó xử lý vì cấu tạo của sản phẩm, chất liệu cũng khó hấp nóng. Khi mua đồ cần tránh mặc thử, đi thử mà cần phải xử lý trước khi thử.
Nấm âm đạo vì đồ thùng
Tại Trung tâm Y tế Lao Động Thái Hà chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Hải Vân trú Hoàng Văn Thụ, Hà Nội đến khám phụ khoa. Chị Vân kể sau khi mua bộ váy ở chợ đồ cũ Đông Tác, chị đã cẩn thận giặt đi, giặt lại hai lần và mang đi hấp, nhưng không hiểu sao, sau hai lần mặc, vùng kín của chị xuất hiện ngứa. Khí hư nhiều và hôi.
Chị Vân cho rằng có thể do đến gần chu kỳ nên có thay đổi nhưng triệu chứng ngứa ngày càng tăng. Chị nghĩ có lẽ do mình vệ sinh không sạch nhưng càng rửa sạch vùng ngứa có xu hướng lan to hơn, ngứa nhiều và nổi mề đay. Khi chị Vân vội đến bệnh viện khám, bác sĩ cho biết, chị bị nhiễm nấm từ quần áo cũ.
Chị kể đó là chiếc váy may liền với quần lót, độn ngực rất đẹp, hàng được quảng cáo có xuất xứ từ Mỹ. Chất liệu không chê vào đâu được. Hàng trông còn rất mới nên chị Vân dùng luôn không dùng quần nhỏ, áo nhỏ của mình, không ngờ bị viêm nhiễm từ chính chiếc váy đó.
Trước đó, chị Vân có thời gian cả 5,6 năm dùng hàng thùng nhưng đến giờ chị nghĩ lại vẫn sợ: "Tôi dùng nhiều lắm, đồ mặc 2/3 là hàng mua cũ nhưng không ngờ lại dính nhiễm nấm".
Bác sĩ Dung nhấn mạnh khi mua quần áo về cần có kế hoạch tẩy, sấy, hấp như quần áo bệnh viện để được sạch sẽ, tiêu diệt các mầm mống gây bệnh, tránh việc quần áo cũ được giặt giũ một cách sơ sài, giúp mầm bệnh từ nấm có điều kiện phát triển gây bệnh.
Nếu chỉ giặt bình thường và phơi nắng khó có thể diệt được nấm hay ghẻ lở. Sau khi mua về nên đưa đến các hiệu giặt là chuyên nghiệp để được hấp diệt khuẩn hoặc nấu qua quần áo và là nóng trước khi mặc.