Năm Thìn, nghe người cuối cùng làm Rồng trải lòng

“Nghề làm Rồng phải xuất phát từ cái tâm hướng về Rồng, đó là niềm tự hào về dân tộc. Nếu tâm không trong sáng và không tâm huyết với nghề thì không thể làm được".

Năm Thìn, nghe người cuối cùng làm Rồng trải lòng

“Nghề làm Rồng phải xuất phát từ cái tâm hướng về Rồng, đó là niềm tự hào về dân tộc. Nếu tâm không trong sáng và không tâm huyết với nghề thì không thể làm được".

"Làm Rồng không phải là nghề kiếm cơm mà làm vì lòng nhiệt tình với quê hương đất nước, làm để khơi gợi lại truyền thồng “Con Rồng cháu tiên” của người Việt”, ông Lê Ngọc Nguyện, 83 tuổi, ở làng Đa Sỹ, xã Kiến Hưng, (Hà Đông, Hà Nội) nghệ nhân duy nhất còn lưu giữ cái nghề “hiếm hoi” này giãi bày.

Nghệ nhân duy nhất còn sót lại

Làng Đa Sỹ được gắn với truyền thuyết là mảnh đất được đặt trên lưng con Rồng. Ngay trước đầu làng là hai cái giếng thế tựa như mắt Rồng, đường vào làng quanh co uốn lượn tạo thế Rồng bay. Chính vì thế khi đặt chân đến nơi đây, người ta thường mường tượng về các con Rồng, như lạc vào thế giới của Rồng vốn chỉ có trong truyền thuyết.

Rồng là con vật linh thiêng trong 12 con giáp, là niềm tự hào của con người Đa Sỹ bởi trên mảnh đất này, có biết bao nghệ nhân đã khắc họa, nhào nặn nên những thế Rồng với muôn hình vạn trạng, đưa người Việt về với quá khứ hào hùng vẻ vang của dân tộc, về một truyền thuyết dòng máu Lạc Hồng.

Năm Thìn, nghe người cuối cùng làm Rồng trải lòng

Nghệ nhân Nguyện, người làm Rồng cuối cùng ở làng Đa Sỹ

Những kiệt tác Rồng của làng luôn đồng hành trong các dịp lễ hội, ngày quốc khánh, các sự kiện lớn của đất nước, dịp khai trương của các cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt là dịp đại lễ 1000 năm Thăng long Hà Nội cách đây hơn một năm thì không thể không có sự góp mặt của “làng Rồng” Đa Sỹ. Qua các dịp đại lễ này, những người con đất Việt có cơ hội được ôn lại và hiểu biết hơn về cội nguồn.

Nhưng đó là chuyện của những năm về trước, còn ngày nay làng Đa Sỹ đang dần mất đi những nghệ nhân Rồng “tài hoa uyên bác”. Những nghệ nhân kỳ cựu của làng đã vào cái tuổi gần đất xa trời, đều lần lượt ra đi, nhưng cái nghề mà họ tâm huyết bấy lâu, cống hiến cả đời lại không có mấy người theo đuổi, kế nghiệp.

Xã hội càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng tăng tiến, nhưng nghề làm Rồng Đa Sỹ lại ngày bị mai một, phai mờ bởi guồng quay của cuộc sống và gánh nặng áo cơm gạo tiền. Hiện tại chỉ còn ông Lê Ngọc Nguyện, nghệ nhân duy nhất của làng đang lưu giữ nghề “quý hiếm” này.

Năm Thìn, nghe người cuối cùng làm Rồng trải lòng
Ông bảo, để làm được một tác phẩm Rồng hoàn chỉnh, đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, tâm huyết

Nói về nghề làm Rồng, ông Nguyện cho hay. “Nghề làm Rồng phải xuất phát từ cái tâm hướng về Rồng, đó là niềm tự hào dân tộc. Nếu tâm không trong sáng và không tâm huyết với nghề thì không thể làm được. Nghề làm Rồng không phải là nghề kiếm cơm, mà làm với lòng nhiệt tình với quê hương, đất nước để khơi lại truyền thồng con Rồng cháu tiên của người Việt”.

Đó cũng là lý do mặc dù đã bước sang tuổi 83, ông vẫn cắm cúi cặm cụi với nghề và luôn mong muốn, trăn trở để tìm người kế tục sự nghiệp vẻ vang này.

“Kỹ nghệ” Rồng Đa Sỹ

Về làng Đa Sỹ, chỉ cần hỏi người làm Rồng, khắp làng trên xóm dưới không ai là không biết đến nghệ nhân lừng danh Lê Ngọc Nguyện. Không chỉ nổi tiếng với nghề làm Rồng mà làng Đa Sỹ còn được biết đến bởi những lễ hội múa Rồng rầm rộ.

Cứ vào 12/1 âm lịch cả làng lại có dịp được sống lại không khí hào hùng của truyền thuyết “con Rồng cháu tiên”. Từ các bô lão râu tóc bạc phơ đến những em nhỏ đều náo nức tham gia ngày hội, như tham gia một sự kiến lớn của đất nước.

Không những nổi danh trong nước mà Rồng Đa Sỹ còn vươn ra thế giới khi một giảng viên bên Mỹ đã chủ động tìm gặp ông Nguyện đặt vấn đề muốn mua Rồng của ông cho sinh viên nghiên cứu. Nhiều Việt Kiều Mỹ cũng “thèm” cách làm Rồng của ông. Ngoài ra, một Đoàn bên Mỹ cũng đặt của ông 3 con rồng để quảng bá ra bên ngoài.

Năm Thìn, nghe người cuối cùng làm Rồng trải lòng
Người làm Rồng phải thạo cả đan lát và có cái tâm hướng về Rồng

Rồng Đa Sỹ được làm bằng chất bút và vải, có thể tung lên hất xuống, chịu được tác động của ngoại lực, ngâm trong nước mà không hề hấn gì. Đặc biệt, toàn bộ thân hình Rồng chỉ nặng khoảng 5 kg, nên mọi đối tượng từ trẻ nhỏ có thể tham gia múa theo sở thích một cách linh hoạt, uyển chuyển. Với xu thế nền kinh tế thị trường hiện nay, để làm được những “ngài” Rồng như vậy chỉ có duy nhất một mình ông Nguyện nên “Chỉ cần làm một con là đã thành công, khi làm đến con thứ 2, thứ 3 thì đã trở nên nổi tiếng”. Ông Nguyện hồ hởi chia sẻ.

Ông Nguyện cho biết thêm: “Rồng Đa Sỹ được làm bằng cật tre, vải xa tanh, đệm mút làm sừng, hàm, có thể ngâm trong nước và dùng được cho cả thời tiết xấu. Còn Rồng nơi khác không bao giờ đẹp vì làm bằng tre, gỗ, sắt nên có trọng lượng rất nặng, khoảng 27kg, người múa chỉ tham gia được một thời gian ngắn là mệt lử. Hơn nữa, do là Rồng làm bằng giấy nên chỉ được sử dụng những hôm thời tiết nắng ráo”.

Năm Thìn, nghe người cuối cùng làm Rồng trải lòng

Một tác phẩm Rồng của ông vừa hoàn thiện

Mỗi khi có khách đến đặt mua Rồng, họ thường kéo nhau cả đoàn đến bằng ô tô, lúc đó không chỉ có ông Nguyện mà cả làng Đa Sỹ cũng đều cảm thấy rất hãnh diện và tự hào về nghề Rồng làng mình. Càng tự hào hơn, ngay cả trong dịp cả nước hướng về cội nguồn – giỗ tổ Hùng Vương ngày 10/3 âm lịch, Rồng của ông Nguyện nói riêng và làng Đa Sỹ nói chung cũng tung bay phấp phới trên nền xanh da trời.

Còn đó nỗi lo…

Làm Rồng theo ông Nguyện tâm sự là một nghề “hú họa” thu nhập không ổn định, gặp chăng hay chớ, một tháng có khi không bán được con nào. Nếu không có cái tâm và không tâm huyết với nghề thì không thể làm được, đó là nỗi trăn trở, day dứt của ông Nguyện khi các con cháu ông đều không mấy mặn mà với nghề này.

Cái khó của làm Rồng đòi hỏi người làm phải thành thạo cả đan lát, hội họa, may mặc và cách tạo hình. Ngoài ra khâu lắp ghép phải mang tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ có như vậy Rồng mới có hồn, mới cuốn hút lòng người.

Năm Thìn, nghe người cuối cùng làm Rồng trải lòng
Ông Nguyện giãi bày nỗi lo nguy cơ thất truyền nghề làm Rồng

Để làm một con Rồng hoàn chỉnh phải mất ít nhất 20 ngày, từ việc đan lát, may, vẽ đến lắp ghép. Mọi công đoạn đều được làm một cách tỷ mỷ và công phu, không chỉ đòi hỏi sự khéo léo mà còn là cái tâm của người làm nghề, trong khi đó một con Rồng bán ra cũng chỉ có giá khoảng 10 triệu đồng, trừ chi phí nguyên liệu đầu vào, lợi nhuận cũng không đáng kể nên rất ít người muốn mặn mà với nghề. Cũng bởi thể, mặc dù đã bước sang tuổi 83, ông vẫn đau đáu một nỗi lo thường trực là thiếu người kế nghiệp.

Ông bảo, bản thân mình muốn truyền lại nghề của làng cho con trai Lê Ngọc Phúc và cháu Lê Phúc An. Mong muốn chúng sẽ là thế hệ tiếp bước duy trì và phát tiển nghề làm Rồng này. Nhưng trong thời buổi hiện nay, khi đồng tiền ngày càng trở nên mất giá, các loại mặt hàng đều tăng chóng mặt, mà thu nhập từ nghề làm Rồng bấp bênh. Đứng trước guồng quay của cuộc sống, chúng cũng không gắn bó với cái nghề không còn mấy người thịnh hành này. Trước kia chúng thích thú bao nhiêu thì nay lại xa lánh bấy nhiêu và muốn chuyển sang làm nghề khác.

Năm Rồng , Nhâm Thìn năm đang đến gần, một năm mới hứa hẹn nhiều tài lộc và thịnh phượng nhưng nghệ nhân duy nhất còn sót lại, người làm Rồng Đa Sỹ lại mang nặng nỗi lo tìm người kế nghiệp.

ĐỖ VIỆT

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !