Mỹ sẽ bỏ rơi châu Á?

Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ đang bày tỏ sự lo ngại ngày rằng trong nhiệm kỳ thứ 2, chính quyền của Tổng thống Obama sẽ vứt bỏ chính sách tập trung vào châu Á, được gọi là “trục đến châu Á” hay tái cân bằng.
Mỹ sẽ bỏ rơi châu Á? - ảnh 1
Tổng tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ, tướng Robert Kehler đang thảo luận với Tổng thống Barack Obama.

Bằng chứng được trích dẫn từ một quan chức chính phủ Trung Quốc khi người này nói rằng Nhà Trắng đang lên kế hoạch để chấm dứt việc di chuyển đến châu Á vào giữa năm 2013. Động thái này được cho là một phần thỏa thuận hòa giải với Trung Quốc.

Bắc Kinh chính là tâm điểm của những mục tiêu quân sự lớn và nỗ lực ngoại giao nhằm tăng cường an ninh ở châu Á, làm dịu đi những mối lo ngại đến từ đồng minh của Mỹ về sự bành trướng của châu Á trong khu vực.

Theo bình luận của tờ Washington Times, chính quyền Obama cho đến nay vẫn không chỉ trích những cuộc tấn công gián điệp diễn ra trong nhiều năm liền từ phía Trung Quốc. Washington cũng đã khá thờ ơ với đồng minh chính của mình ở châu Á, thể hiện trong cách xử lý chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi cuối tháng 2 vừa qua.

Trung Quốc hiện đang có các cuộc tranh chấp hàng hải với hầu hết láng giềng của họ ở châu Á và đang ngày càng tích cực đưa ra các tuyên bố chủ quyền và đòi kiểm soát hầu hết vùng biển quốc tế - nơi có những tuyến đường biển vô cùng quan trọng đang được quản lý bởi các quốc gia yếu thế hơn trong khu vực.

Dấu hiệu đáng lo ngại thứ hai cho chính sách “trục châu Á” chính là sự ra đi của Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell, một người điều hành chính sách quan trọng luôn được tôn trọng trong hầu hết các chính sách về châu Á và được coi là cha đẻ của chính sách này. Ông Campbell rời khỏi vị trí chính trị của mình để tham gia thành lập và điều hành một công ty tư vấn có tên là Tập đoàn châu Á.

Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục chỉ trích nặng nề “trục châu Á”, đặc biệt là chính sách quân sự của Mỹ được biết đến với cái tên “Hợp đồng tác chiến không-hải”. Phát ngôn viên chính thức của Trung Quốc từng gọi kế hoạch tác chiến là một con ngựa chứng cho các mà Bắc Kinh gọi là “ngăn chặn” và “bao vây” sự phát triển sức mạnh xã hội chủ nghĩa trong khu vực.

Mỹ sẽ bỏ rơi châu Á? - ảnh 2
Đô đốc Samuel J. Locklear III, Bộ chỉ huy Cơ quan tác chiến Thái Bình Dương Hoa Kỳ.

“Tác chiến không-hải”, được công bố hồi tháng 11/2011, tìm kiếm các lực lượng hải quân và không quân thân cận ở khu vực Thái Bình Dương từ các liên minh gần gũi hơn và cùng tham gia huấn luyện. Kế hoạch cũng liên quan đến những vũ khí mới để chống lại những gì mà Lầu Năm Góc gọi là chống tiếp cận và từ chối khu vực, như chống lại tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc, khả năng chiến tranh trực tiếp và vũ khí chống vệ tinh.

Tuy nhiên, việc cắt giảm ngân sách trong 4 năm qua và hiện nay là sự cắt giảm mạnh mẽ ngân sách dành cho quốc phòng, các quan chức cho biết triển vọng tài trợ cho chính sách trục và tác chiến không hải là rất mờ nhạt. Đô đốc Samuel J. Locklear III, Bộ chỉ huy Cơ quan tác chiến Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói trước một phiên điều trần của Hạ viện hôm thứ Ba rằng việc cắt giảm ngân sách gần đây đã tạo ra một nguy cơ làm suy yếu chính sách trục “khi mà khả năng hoạt động và duy trì lực lượng đang nằm trong một mối nguy ngày càng gia tăng”.

Washington Times cho rằng tân Ngoại trưởng John Kerry và tân Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đều là những người ủng hộ các chính sách hòa giải với Trung Quốc, do đó chính sách trục có thể sẽ bị từ bỏ.

Ông Hagel cũng có thể bị gây ảnh hưởng nhằm bỏ chính sách trục từ quân đội Trung Quốc. Lực lượng này đã xem ông Hagel như là một sự thuận lợi trong một bài báo gần đây trên tờ thời báo của quân đội Trung Quốc vào ngày 28/2. Bài báo ca ngợi ông Hagel là một người “không hẳn hòa bình nhưng luôn giữ một thái độ thận trọng trong việc điều hành các lực lượng Mỹ ở nước ngoài”.

Tác giả bài báo Wang Zhengxu nói rằng ông Hagel ủng hộ từ bỏ cái mà tác giả gọi là chính sách điều hành quốc gia của Mỹ theo cách “bạn hay thù” và cho rằng ông Hagel “nhận ra rằng cả hai bên đều có sự khác biệt nhưng ông chỉ ra rằng “tập trung lợi ích cốt lõi chung nhất là chìa khóa cho sự phát triển của mối quan hệ cùng có lợi”.

Khi được các thượng nghị sỹ yêu cầu chỉ ra quan điểm thông qua văn bản và xác nhận nếu ông tin tưởng “trục tới châu Á” là cần thiết, ông Hagel đã từ chối nói nó là cần thiết. Ông nói chính sách này “sẽ yêu cầu sự cam kết từ phía Mỹ một cách mạnh mẽ và liên tục” khi mà bối cảnh ngân sách hạn hẹp đang xảy ra.

Một quan chức Bộ Ngoại giao cũng đưa ra câu trả lời thẳng thắn khi được hỏi liệu chính sách trục có thực sự đang gặp nguy hay không. Vị quan chức này nói rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương là “chiến lược ưu tiên” và rằng “chúng ta sẽ mở rộng và sâu sắc hơn sự tham gia của mình trong khu vực một cách hợp lý”.

Minh Anh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !