Mỹ đưa nhân viên chiến lược xuống căn cứ ngầm để trốn Covid-19

Bộ Tư lệnh miền Bắc đã tiến hành di chuyển một số nhân viên chiến lược xuống căn cứ ngầm kiên cố để tránh virus Covid-19, cùng với đó, Lầu Năm góc cũng lên kế hoạch sẵn sàng di tản khi Nhà Trắng "thất thủ" vì loại virus này.

Theo báo cáo của hãng thông tấn RT (Nga) ngày 29/3, Bộ Tư lệnh miền Bắc (NORTHCOM) của Mỹ đã quyết định đưa các nhân viên, sĩ quan chiến lược và quan trọng của đơn vị này xuống căn cứ quân sự ngầm làm việc để tránh ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Căn cứ quân sự Cheyenne Mountain. Nguồn: Eastday.com.

Tướng Không quân Terrence O'Shaughnessy, chỉ huy Bộ tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) cho biết, hiện nay một số thành viên của Đội giám sát “mối đe dọa từ các phương tiện bay và tên lửa trên không phận khu vực Bắc Mỹ” thuộc cơ quan hành động liên hợp giữa Mỹ và Canada đã chuyển trung tâm chỉ huy ở Căn cứ Không quân Peterson thuộc bang Colorado xuống các hầm ngầm quân sự được gia cố dưới lòng đất để làm việc.

Một trong các hầm ngầm này là căn cứ quân sự và phòng thủ liên hợp Cheyenne Mountain ở quận El Paso, Colorado thuộc Trạm Không quân Cheyenne Mountain. Căn cứ này nằm sâu dưới lòng đất khoảng 610 m, có đủ khả năng chống đỡ cả vụ nổ hạt nhân.

Căn cứ Cheyenne Mountain có khả năng chống đỡ trước vụ tấn công hạt nhân quy mô lớn. Nguồn: Eastday.com.

Tướng O'Shaughnessy cho biết, hiện nhân viên của đội giám sát chiến lược và các chỉ huy của NORAD và NORTHCOM đã được điều động đến căn cứ trên và cách ly hoàn toàn với gia đình. Việc này nhằm đảm bảo những nhân viên chiến lược này có đủ khả năng để bảo vệ an ninh quốc gia. Đến nay, những người phải xuống căn cứ này làm việc đều “không có quyền thương lượng”, bắt buộc phải chấp hành quyết định này.

Căn cứ Cheyenne Mountain là một trong những căn cứ được bảo đảm an ninh cao nhất thế giới, thành lập từ ngày 12/5/1958, căn cứ này cũng là một phần trong kế hoạch di tản khi Nhà Trắng “thất thủ” trước virus corona, đây cũng là nơi để các quan chức cấp cao của Mỹ tránh các cuộc đe dọa từ vũ khí hủy diệt quy mô lớn của đối phương như các vụ tấn công hạt nhân.

Ngoài ra, Mỹ còn có 3 căn cứ khác, bao gồm Trung tâm hoạt động khẩn cấp của Tổng thống ở ngay dưới Nhà Trắng, căn cứ quân sự RavenRock Mountain, Trung tâm hành động khẩn cấp Mount Weather.

Lối vào căn cứ quân sự RavenRock Mountain. Nguồn: Eastday.com.

Được biết, trước khi đưa ra quyết định trên, Quân đội Mỹ cũng đã xây dựng kế hoạch chi tiết di chuyển toàn bộ Nhà Trắng trong trường hợp cơ quan đầu não này bị “thất thủ” trước virus corona. Mọi kế hoạch dự phòng đều được đóng dấu tuyệt mật, có thể được kích hoạt trong trường hợp những người lãnh đạo nước Mỹ đều thiệt mạng hoặc không thể đảm nhận nhiệm vụ.

Lệnh sẵn sàng thực thi kế hoạch được đưa ra cách đây 3 tuần, không chỉ nhằm bảo vệ Washington D.C mà còn chuẩn bị khả năng áp dụng thiết quân luật tại Mỹ. Tướng O'Shaughnessy sẽ là người nắm quyền điều hành đất nước trong trường hợp toàn bộ ban lãnh đạo Mỹ bị vô hiệu hóa. Ông sẽ giữ vai trò này đến khi Mỹ lựa chọn được một lãnh đạo dân sự thay thế.

Tướng O'Shaughnessy (giữa). Nguồn: Eastday.com.

Hiện nay, Lầu Năm góc đã sớm đưa ra nhiều kế hoạch dự phòng khẩn cấp, trong đó gồm 3 phương án di chuyển quan chức Nhà Trắng và chính quyền liên bang. Đầu tiên là Phương án Giải cứu và Sơ tán người trong Khu nhà điều hành (RESEM) với mục tiêu bảo vệ Tổng thống Donald Trump, Phó tổng thống Mike Pence và gia đình.

Thứ hai là Kế hoạch Sơ tán Khẩn cấp Liên quân (JEEP), trong đó nhiệm vụ chính là đưa Bộ trưởng Quốc phòng và các lãnh đạo lực lượng vũ trang khỏi thủ đô Washington D.C. Tiếp đó là Kế hoạch Atlas nhằm đưa các lãnh đạo dân sự tại quốc hội, Tòa án Tối cao và nhiều quan chức xuống hầm ngầm bí mật, mọi hoạt động chính phủ sẽ chuyển tới bang Maryland.

Ba kế hoạch mang mật danh Octagon, Freejack và Zodiac sẽ huy động các đơn vị quân đội ở thủ đô Washington DC, bang Bắc Carolina và phía đông bang Maryland để bảo vệ hoạt động chính phủ nếu xảy ra tình trạng hỗn loạn, sụp đổ xã hội. Phương án cuối cùng mang tên Granite Shadow đặt ra quy trình thực hiện các nhiệm vụ trên đất Mỹ có liên quan tới vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Lính Vệ binh Quốc gia bang Bắc Carolina triển khai ứng phó Covid-19. Nguồn: Eastday.com.

Tuy nhiên, tạp chí National Interest của Mỹ cũng cho biết, khi dịch H5N1 bùng phát năm 2016, Lầu Năm Góc đã tiến hành cuộc diễn tập kiểm tra khả năng đối phó với dịch bệnh của Ban chỉ huy căn cứ RavenRock Mountain. Khi đó, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, loại căn cứ quân sự này không thể trở thành nơi để tránh dịch bệnh mang tính toàn cầu.

Mặc dù, Mỹ vẫn chưa tiến hành di tản quy mô lớn đối với các nhân viên Chính phủ trước sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 tại nước này, nhưng dịch bệnh này cũng đã khiến cho Quân đội Mỹ phải áp dụng nhiều biện pháp cần thiết để đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu cả mình. Hiện, Mỹ đã dừng việc công bố tình hình quân nhân nhiễm virus corona để tránh bộc lộ điểm yếu trước đối thủ và các hoạt động chống phá liên quan.

Đức Trí (lược dịch)

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Hình ảnh Nga và Trung Quốc tập trận chung trên biển và trên không

Nga và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển và trên không mang tên "Phương Bắc/Tương tác - 2023". Cuộc diễn tập kéo dài từ 20-23/7.

Nga nói không tấn công tàu dân sự, lãnh sự quán Trung Quốc ở Ukraine bị hư hại

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 20/7 cho biết, Nga không có ý định nhắm mục tiêu vào các tàu dân sự ở Biển Đen.

Nga tiếp tục tấn công trả đũa Ukraine, Kiev sử dụng đạn chùm

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu ở Ukraine để đáp trả vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào cầu Crưm hồi đầu tuần này.

Đang cập nhật dữ liệu !