Mỹ cần 80 tỷ USD để rút quân khỏi Afghanistan

Lầu Năm Góc sẽ đề nghị Quốc hội phê duyệt khoảng 79,5 tỷ USD cho các hoạt động quân sự, từ khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan.

Lời đề nghị cho khoản chi này không bao gồm các khoản chi đã được dự toán trong ngân sách Lầu Năm Góc.

Chi tiêu cho chiến tranh của Mỹ tăng vọt trong những năm sau vụ khủng bố 11/9/2011 và các cuộc tấn công khủng bố khác. Chi phí chiến tranh đạt đỉnh điểm là 187 tỷ USD trong năm tài chính 2008, khi Mỹ có đến 166.300 quân tại Iraq trong thời kỳ “nổi sóng” thời Tổng thống George W. Bush.

Yêu cầu mới này thấp nhất kể từ yêu cầu trị giá 75,6 tỷ USD trong năm 2005, phản ánh quyết định của Tổng thống Barack Obama yêu cầu rút lực lượng Mỹ ra khỏi Afghanistan. Mỹ đặt mục tiêu sẽ rút toàn bộ quân vào cuối năm 2014. Hiện tại Mỹ còn 63.000 quân tại Afghanistan và dự tính sẽ chỉ còn 34.000 lính trong tháng 2/2014.

79,5 tỷ USD là mức chi phí cho năm tài chính bắt đầu từ 1/10/2013, giảm 8% so với 86,5 tỷ USD đã được Quốc hội Mỹ phê duyệt cho năm nay. Nó cũng ít hơn khoản “giữ chỗ” 88,5 tỷ USD mà chính quyền Mỹ đã ước tính hồi tháng trước. Chính quyền Tổng thống Obama đã gửi một đề nghị cung cấp ngân sách cho chiến tranh và chi tiêu Lầu Năm Góc trong năm tài khóa 2014 là 615 tỷ USD.

Mỹ cần 80 tỷ USD để rút quân khỏi Afghanistan - ảnh 1
Lính Mỹ ở Afghanistan

Khoản ngân sách này ngoài các mục chi chính như trả lương và dịch vụ quốc phòng, nó cũng được dùng để sửa chữa các trang thiết bị phục vụ chiến trường như radio, máy bay trực thăng và các phương tiện. Nó cũng cung cấp các nguồn lực cần thiết cho sự hiện diện của Mỹ ở Vịnh Ba Tư bao gồm cả lực lượng ở Kuwait, một văn phòng tại Baghdad để hỗ trợ quân sự ở Iraq.

Tuy nhiên, theo Todd Harrison, một nhà phân tích quốc phòng nhận định, ngay cả với những khoản chi tiêu, yêu cầu này có vẻ quá cao dựa trên chi phí trung bình cho mỗi người lính ở Afghanistan.

Lầu Năm Góc "sẽ cần phải giải thích đầy đủ lý do tại sao tài trợ chiến tranh lại cao hơn nhiều so với dự kiến, so với tốc độ rút quân ở Afghanistan", Todd Harrison, Trung tâm Đánh giá chiến lược và Ngân sách ở Washington, cho biết trong một e-mail. "Chi phí phải được giảm nhiều hơn so với đề nghị này nếu số quân đang thực sự đã giảm xuống như chính quyền đã chỉ ra trước đây," ông nói.

Ngân sách chiến tranh đã không giảm đáng kể "bởi vì có rất nhiều điều đang xảy ra", Kiểm soát viên của Lầu Năm Góc Robert Hale cho biết tại một cuộc họp báo ngày 10/4 vừa qua. Ông dẫn chứng việc sửa chữa, "tái thiết" các thiết bị, và cho biết "các chi phí của việc ra khỏi Afghanistan sẽ tăng lên đáng kể".

Ngay cả khi cuộc chiến đấu vẫn còn diễn ra ở Afghanistan, Mỹ cũng đã đổ 7 tỷ USD vào nỗ lực rút hầu hết lực lượng và trang thiết bị của mình, các quan chức quốc phòng cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Việc hồi quân sẽ yêu cầu gửi chiếc Humvee, máy bay trực thăng, máy bay và 12,5 tấn mìn chống xe bằng đường sắt và mạng lưới xe tải kéo dài từ Karachi ở Pakistan đến các cảng ở biển Baltic.

Iraq là nơi mà Mỹ đã có được “một cuộc chiến đấu chừng mực" và kết quả khả quan trước khi bắt đầu rút quân. Nhưng Afghanistan sẽ vẫn là nơi “chắc chắn còn có nhiều các hoạt động nổi dậy và chiến đấu tích cực”, Alan Estevez, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về quốc phòng cho hậu cần, cho biết.

Lầu Năm Góc đã chi 97,5 tỷ USD trong năm tài chính 2012 cho các hoạt động ở Afghanistan, bao gồm cả kế hoạch huấn luyện lực lượng an ninh, theo số liệu chi tiêu mới nhất của Bộ Quốc phòng thông qua hồi tháng Hai. Từ đầu năm đến nay, Mỹ đã chi đến 29 tỷ USD, hoặc trung bình mỗi tháng khoảng 5,9 tỷ USD.

Kể từ tháng 10/ 2001 khi Mỹ bắt đầu cuộc xâm lược Afghanistan, Lầu Năm Góc đã chi khoảng 468,5 tỷ USD, bao gồm cả chương trình tái thiết Afghanistan, chi cho Bộ Ngoại giao và các hoạt động tình báo. Cho đến nay, cuộc xung đột đã khiến 2.212 người Mỹ  chết và 18.535 người bị thương. Khoảng 16.725 dân thường Afghanistan đã thiệt mạng.

Minh Anh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !