Muốn tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ đừng bỏ qua 6 bí quyết này

Làm thế nào để cải thiện chiều cao cho các bé là câu hỏi thường gặp của nhiều bậc phụ huynh. Chiều cao của trẻ phát triển mạnh trong một thời kỳ nhất định, bỏ qua giai đoạn này, trẻ sẽ mất đi cơ hội phát triển chiều cao tối ưu.

Để phát triển chiều cao tối ưu cho con, chúng ta cần hiểu đúng các vấn đề sau: Chiều cao thường được quyết định bởi cả các yếu tố can thiệp được và các yếu tố không can thiệp được.

Các yếu tố không can thiệp đươc là gene và giới tính. Đây là những yếu tố được thừa hưởng từ di truyền.  

Các yếu tố can thiệp được là dinh dưỡng, mức độ tập luyện, vận động, hormone, tình trạng dùng thuốc.

Ngoài ra, thời điểm can thiệp cũng rất quan trọng cho các bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chăm sóc toàn diện và cả quá trình là tạo điều kiện tối ưu nhất cho phát triển chiều cao. 

Giai đoạn tăng chiều cao mạnh nhất của trẻ là trong bào thai, 0-2 tuổi và tiền dậy thì, dậy thì. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

 Tuy nhiên, chúng ta cần quan tâm sớm, kịp thời, đúng mức vào 3 thời kỳ sau: mang thai, 0-2 tuổi và tiền dậy thì, dậy thì. Đây là các giai đoạn có sự gia tăng chiều cao mạnh nhất.

Cụ thể, thời gian mang thai các bé đạt được 50cm; năm thứ nhất các bé tăng thêm 25cm; năm thứ 2 tăng thêm 10-12cm; các năm tiếp theo tăng từ 5-7cm mỗi năm; đặc biệt giai đoạn tiền dậy thì, dậy thì các bé tăng 7-15cm mỗi năm.

Từ những thông tin này, khi không thể chọn được hay cải thiện được gene, giới tính cho các bé; chúng ta vẫn có thể cải thiện chiều cao cho các bé bằng các biện pháp sau:

1. Đảm bảo dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng. Mẹ hoặc trẻ thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến phát triển của các bé nói chung, trong đó có chiều cao nói riêng.

Với các bà mẹ cần:

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai: tránh suy dinh dưỡng, tránh thừa cân, béo phì, tránh thiếu hụt các vi chất…

- Khi mang thai cần được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ, tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng…

- Cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

- Được khám thai và tư vấn dinh dưỡng định kỳ.

Với trẻ em và thanh thiếu niên:

Nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.

Nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng phù hợp với lứa tuổi từ khi các bé được 6 tháng tuổi, nhằm cung cấp đủ năng lượng, cân đối các chất sinh năng lượng (chất đạm, chất béo, chất bột đường) và các vitamin và khoáng chất cần thiết để các bé phát triển toàn diện.

Chúng ta cũng chú ý cho trẻ ăn các thực phẩm giàu chất đạm và canxi như thịt, cá, tôm, cua, trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa và các sản phẩm từ sữa…

2. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trong giấc ngủ sâu, cơ thể giải phóng các hormone cần thiết để phát triển. Do đó, ngủ đủ giấc có thể cho phép tăng trưởng tối ưu.

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục rất quan trọng đối với sự phát triển của các bé. Tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất bình thường. Ví dụ, chơi ngoài trời hoặc tham gia các môn thể thao có thể giúp xương khỏe mạnh hơn, đặc hơn và chắc khỏe hơn.

4. Thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng để biết được sự phát triển của các bé để có các biện pháp can thiệp kịp thời, giúp trẻ phát triển tối đa tầm vóc.

5. Tiêm chủng, bổ sung vitamin A và tẩy giun định kỳ

Tiêm chủng, bổ sung vitamin A và tẩy giun định kỳ là những giải pháp quan trọng để tăng cường sức đề kháng và phòng chống các bệnh về ký sinh trùng… từ đó giúp bé ít bị bệnh, phát triển toàn diện.

6. Nên đi khám tư vấn dinh dưỡng định kỳ

Nên cho các bé đi khám tư vấn dinh dưỡng để các bác sĩ phát hiện các thiếu hụt về vi chất dinh dưỡng (thiếu vitamin D, canxi, sắt, kẽm…), chỉ ra các thói quen dinh dưỡng chưa đúng (chỉ ăn nước, quá ít dầu mỡ, không đa dạng thực phẩm...) và đưa ra các biện pháp can thiệp sớm và phù hợp với từng bé; góp phần thúc đẩy sự phát triển tối đa sức khỏe và tầm vóc của trẻ.

Bác sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh Dưỡng Quốc gia)

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Nhập viện sau 3 ngày ăn thịt vịt

Người phụ nữ nhập viện sau 3 ngày đau cổ, nuốt vướng. "Thủ phạm" là mảnh xương vịt sắc nhọn, đâm thủng 2 thành thực quản và gây tụ mủ.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Đang cập nhật dữ liệu !