"Mưa" trừng phạt vào Nga ảnh hưởng ra sao đến chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu?

Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ và cuộc xung đột quân sự ở Ukraine có thể có tác động trên diện rộng đối với chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu vốn đã bị hạn chế.

Mưa trừng phạt vào Nga ảnh hưởng ra sao đến chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu? - 1

Dòng xe ồ ạt rời khỏi thủ đô Kiev trong ngày đầu Nga tấn công Ukraine (Ảnh: Getty).

Những hãng xe nào có mặt tại Nga?

Theo CNBC, chỉ một số nhà sản xuất ô tô có hiện diện lớn tại thị trường Nga.

Trong đó, tập đoàn xe hơi Renault của Pháp, có cổ phần kiểm soát tại nhà sản xuất ô tô Nga AvtoVAZ, chiếm 39,5% sản lượng ô tô của Nga. Tiếp đó là tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc chiếm 27,2%.

Nhà sản xuất ô tô của Đức Volkswagen cũng chiếm 12,2% thị phần tại thị trường Nga, theo hãng nghiên cứu IHS Markit. Trong khi đó, hãng ô tô Nhật Bản Toyota Motor cũng chiếm 5,5% thị phần tại thị trường này.

Ông Tim Urquhart, một nhà phân tích ô tô ở châu Âu tại IHS cho biết: "Các nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu không kiếm được nhiều tiền từ Nga. Nhưng Renault rõ ràng là công ty lớn nhất về mức độ tiếp xúc".

Theo Reuters, tuần tới Renault sẽ phải tạm ngừng sản xuất tại nhà máy lắp ráp ở Moscow do "các tuyến đường vận chuyển hiện tại buộc phải thay đổi" gây ra tình trạng thiếu linh kiện.

Trong số 3 nhà sản xuất ô tô tại thủ phủ sản xuất ô tô của Mỹ - Detroit, General Motors đã ngừng hoạt động sản xuất tại Nga cách đây 7 năm và kết thúc liên doanh tại thị trường này vào năm 2019. Tuy nhiên, hãng xe Mỹ này vẫn tiếp tục vận hành văn phòng kinh doanh xe nhập khẩu tại Nga.

Cả Ford Motor, phần lớn đã rời khỏi thị trường Nga vào năm 2019, và Stellantis (trước đây là Fiat Chrysler), đều vận hành một nhà máy thông qua các liên doanh. Theo báo cáo của IHS, Stellantis chỉ chiếm 1,6% sản lượng xe tại Nga.

Doanh số bán xe ở Nga bằng 1/10 Mỹ

Trong những năm 2000, các nhà sản xuất ô tô kỳ vọng Nga sẽ trở thành một trong những thị trường ô tô lớn và là trung tâm thúc đẩy kinh doanh trên các thị trường quốc tế, bao gồm châu Âu. Tuy nhiên, sự bất ổn trong nước và kinh tế trì trệ cùng với các yếu tố khác khiến thị trường này chỉ đạt doanh số cao nhất là 2,96 triệu chiếc vào năm 2008, theo IHS.

"Thị trường này đã giảm đi nhiều trong vài năm gần đây. Tôi không nghĩ rằng sự kiện mới nhất này có thể thay đổi được điều đó", ông Urquhart nói.

Trong 3 năm qua, thị trường ô tô của Nga chỉ đạt doanh số từ 1,6 triệu đến 1,75 triệu chiếc mỗi năm. Con số này chỉ bằng 1/10 so với doanh số của thị trường Mỹ năm ngoái và chỉ chiếm khoảng 2% doanh số xe hơi trên toàn cầu vào năm 2021.

Còn Ukraine, theo IHS, nước này thậm chí còn sản xuất ít ô tô hơn và doanh số bán xe năm ngoái chỉ khoảng 100.000 chiếc.

Mặc dù, lượng tiêu thụ không đáng kể, song cuộc xung đột ở Ukraine có thể ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu, đặc biệt là liên quan đến nguồn cung cấp khí neon và palladium cho việc sản xuất chip bán dẫn và bộ chuyển đổi xúc tác.

Bà Stephanie Brinley, nhà phân tích ô tô tại IHS, cho biết: "Tác động tiềm tàng đối với ngành công nghiệp ô tô dường như chủ yếu tập trung vào khả năng gián đoạn nguồn cung tài nguyên thiên nhiên. Điều đó bao gồm khí neon từ Ukraine và palladium từ Nga. Tại thời điểm này, chúng tôi không thể nói tác động đó như thế nào hoặc khi nào tác động đó sẽ rõ rệt".

Giá cả sẽ tăng?

Theo Techcet, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại California chuyên về vật liệu và thành phần trong chuỗi cung ứng, nguồn cung khí neon của Mỹ hầu như đến từ Ukraine và Nga. Ngoài ra, cùng với Nam Phi, Nga cũng là nhà cung cấp palladium chính và cung cấp khoảng 33% cho thị trường toàn cầu.

"Điều đó sẽ khiến giá cả tăng lên", CEO Lita Shon-Roy của Techcet nói và cho rằng thị trường ô tô chắc chắn sẽ cảm nhận được điều đó.

Tuy nhiên, ông Shon-Roy cũng cho rằng, việc tăng giá có thể sẽ không xảy ra trong 6 tháng tới, thậm chí là 1 năm, bởi hầu hết các nhà sản xuất chip đều ký hợp đồng dài hạn với các nguyên liệu thô đó.

Theo dantri.com.vn

Lý do dự báo giá vàng trong nước có thể tăng lên 77 triệu đồng/lượng

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nếu giá vàng thế giới lên mức 2.100 USD/ounce thì giá vàng trong nước có thể tăng lên mức 76-77 triệu đồng/lượng.

Tìm cách 'mở lại đường' để tôm hùm bông xuất khẩu vào Trung Quốc

Về lâu dài, người nuôi nên tham gia vào chuỗi liên kết sản phẩm tôm hùm chất lượng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc giúp nâng cao giá trị, giải quyết được vấn đề khi Trung Quốc ngưng nhập mặt hàng này.

Michelin Guide và sức mạnh của những ‘ngôi sao’

Nếu nhìn hành trình Michelin Guide đến Việt Nam như một giấc mơ đã thành hiện thực thì tiếp nối giấc mơ ấy, người làm ẩm thực tại Việt Nam đang đứng trước một hành trình còn dài hơn thế.

Tôm hùm bông đã ế ẩm, còn bị thương lái 'xù tiền'

Người dân lao đao khi tôm hùm bông trên các lồng bè ở vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) bị tồn vì giá rẻ, khó tiêu thụ. Họ còn bị khó đơn khó kép khi thương lái nợ tiền tỷ trong thời gian dài rồi biệt tăm.

Những điểm sáng báo hiệu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

Theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản (BĐS) quý IV/2023 có nhiều cải thiện rõ nét so với những quý trước do niềm tin nhà đầu tư đang được củng cố, lãi suất giảm, nguồn cung đa dạng hơn.

Loại quả đặc sản Sơn La dân hái không kịp bán, ở Hà Nội đắt nhất giá 1 triệu/kg

Trên rẻo cao huyện miền núi của tỉnh Sơn La, người nông dân tất bật thu hái những trái dâu tây chín đỏ, căng mọng. Quả đặc sản này đang đổ về Hà Nội với giá bán cao ngất ngưởng, có loại lên tới 1 triệu đồng/kg.

Ngân hàng thẩm định giá để rao bán khoản nợ gần 500 tỷ đồng của 'đại gia vàng'

Agribank Chi nhánh 4 đang thông báo chào phí thẩm định giá toàn bộ khoản nợ của CTCP Kinh doanh đá quý và trang sức Đức Tiến, tại Agribank chi nhánh 4 để làm cơ sở xác định giá khởi điểm bán đấu giá công khai khoản nợ của 'đại gia vàng' này.

'Khẩu vị' LPBank, bầu Thụy đang rót tiền vào những đích ngắm nào?

Liên tiếp các động thái gần đây cho thấy LPBank do bầu Thụy làm Chủ tịch HĐQT đang đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực bất động sản, năng lượng, và nông nghiệp thông qua các “Thoả thuận hợp tác toàn diện”.

Tôm hùm bông 2.000 tỷ khó xuất sang Trung Quốc: Người nuôi kêu cứu khẩn cấp

Tôm hùm bông cho doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng một năm. Thế nhưng, người nuôi đang điêu đứng, kêu cứu khẩn cấp do xuất khẩu sang Trung Quốc ách tắc, vùng nuôi không phù hợp, thời gian kiểm dịch con giống nhập khẩu chưa phù hợp.

Ông Tây tham vọng ươm tạo hàng chục startup triệu đô tại Việt Nam

Quan tâm đến hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, nhưng Shark Erik không chỉ rót vốn mà còn dành đến 200-300 tiếng tham gia huấn luyện các startup ngay từ giai đoạn thai nghén dự án.