Mua quà biếu cha mẹ rồi đi du lịch thông Tết không về nhà

Tết đi du lịch hay về quê là vấn đề băn khoăn của nhiều người vì rất hiện nay nhiều người theo xu hướng dịch chuyển, thích hưởng thụ, e ngại những vất vả ngày Tết.

Mua quà Tết là đủ?

Chị Trần Thị Yến (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ rằng 5 năm nay vợ chồng chị đều không ăn Tết ở Việt Nam. Cứ nghỉ Tết gia đình chị lại xách vali lên đi du lịch khắp nơi, năm thì  Singapore, năm thì đi Thái Lan, đi Châu Âu hay Dubai… Năm nay có dịch bệnh, chị Yến dự tính cả nhà sẽ đi nghỉ ở Côn Đảo và Phú Quốc.

Chị đã lên sẵn kế hoạch và book vé, book phòng. Với chị, ăn Tết là thời gian nghỉ ngơi thư giãn sau cả năm làm lụng vất vả chứ không phải về nhà lo cơm nước, tiệc tùng. Chồng chị rất yêu vợ nên hai vợ chồng đều thống nhất lựa chọn cách đó.

{keywords}
Ảnh minh họa

Về những lễ nghi truyền thống, từ ngày Chạp họ (25 Tết) vợ chồng chị Yến sẽ về quê nội để thắp hương, gửi quà và biếu tiền Tết ông bà. Sau khi đi du lịch về sẽ đi làm tới rằm tháng Giêng mới về quê làm lễ. Thói quen của gia đình chị Yến dần dần trở thành thường lệ nên không ai phản đối.

Theo chia sẻ của chị Yến, việc đi du lịch dịp Tết là thói quen của chị từ ngày chưa lập gia đình. Chị chỉ có 2 cái Tết vướng con quá nhỏ nên không đi xa được.

Trong khi đó, chị Đỗ Thị Tuyết (TP.HCM) cho biết chồng chị là giám đốc một doanh nghiệp trong Nam. Vài năm trước anh đã đưa bố mẹ từ Bắc vào mua nhà ở huyện Hooc Môn để tiện qua lại chăm sóc. Từ ngày bố mẹ vào Nam sống cùng, vợ chồng chị cũng không còn lo Tết này ăn Tết ở đâu. Nhà ngoại chị Tuyết quê ở Vĩnh Long nhưng anh chị em, bố mẹ đều đã sống ở Canada.

Vì vậy, hầu như Tết nào vợ chồng chị cũng sang Canada hoặc đi du lịch. Trước Tết, vợ chồng chị sẽ sắm đủ đồ Tết cho ông bà nội và em gái chồng sống cùng nên thấy rất thoải mái, yên tâm đi du lịch.

Tết năm nay đúng mùa dịch bệnh nên chị Tuyết dự định cả nhà sẽ đi ăn Tết ở Phú Quốc.

Mỗi cái Tết, chị Tuyết thấy cực kỳ vất vả khi phải đối mặt với hàng trăm công việc như chạy deadline cuối năm, quà cáp biếu khắp nơi... Hơn nữa, nhìn nhiều gia đình rơi vào tình cảnh rượu bia suốt ngày khi họ hàng đến chúc tụng khiến ngày Tết trở nên mệt mỏi càng làm gia đình chị quyết tâm đi du lịch dịp này.

Tết nên đúng nghĩa đoàn viên

Đại đức Thích Trí Thịnh – Phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hoà Bình cho biết, Tết sum vầy nhưng theo khuynh hướng hiện đại nhiều người đã không chọn ăn Tết cổ truyền mà họ tìm cách đi du lịch, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, ngày Tết dù ở bất cứ xã hội nào thì vẫn cần đoàn viên, sum vầy.

{keywords}
Đại đức Thích Trí Thịnh – Phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hoà Bình.

Theo Đại đức Thích Trí Thịnh, rất nhiều người nghĩ rằng báo hiếu cha mẹ chỉ cần lo cho cha mẹ đầy đủ vật chất là được. Đại đức từng gặp một gia đình ông bà giáo, con trai họ rất thành đạt và một năm về nhà thăm ông bà 1 lần, tiền hàng tháng gửi về cho ông bà tiêu pha thoải mái, ăn uống của ngon vật lạ... Tuy nhiên, bà cụ lúc nào cũng buồn vì mong ngóng con. Tết nào gọi điện cũng nhận được câu Tết này con bận quá không về được và hơn 10 năm ông bà chỉ ăn Tết với nhau.

Vậy nên dù mải mê bận rộn công việc nhưng cũng không nên sao nhãng chăm sóc cha mẹ già. Với cha mẹ, họ cần con cái về chơi, cháu chắt đầy nhà hơn là vật phẩm.

Người lớn tuổi dành tình cảm lớn cho con cháu và mong ngóng được gặp chúng để hỏi han về cuộc sống, chia sẻ những điều đã qua trong năm cũ. Vì vậy ông bà sẽ có cảm giác cô quạnh khi lớp trẻ kéo nhau đi du lịch hết ngày Tết.

Để dung hòa mong muốn của con cái và bố mẹ, Đại đức Thích Trí Thịnh cho rằng có thể chọn Tết này đi chơi nghỉ ngơi, Tết sau về ăn Tết với bố mẹ già.

Còn chuyên gia xã hội học, PGS. TS Trịnh Hoà Bình cho rằng quan điểm ăn Tết ở đâu, Tết đi du lịch hay "Tết nội, Tết ngoại" cũng đủ khiến cuộc sống của nhiều gia đình tháng cận Tết thêm sôi nổi, mâu thuẫn.

Xu hướng chuyển dịch của thế hệ trẻ ngày càng lớn. Tuy nhiên, nếu trào lưu này tiếp tục nở rộ thì những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt sẽ dần mất đi bởi xưa nay vốn quan niệm Tết là để sum họp, là để quay về với ông bà, tổ tiên, nguồn cội.

Các bạn trẻ thích lối sống hiện đại có thể suy nghĩ lựa chọn ăn Tết phù hợp với gia đình mình nhưng nên thể hiện thông điệp Tết đoàn viên để gia đình sum họp, ông bà, con cháu được dịp hàn huyên. Các bạn có thể chọn đi du lịch từ mùng 2 Tết sẽ hợp lý hơn là đi thông Tết như nhiều gia đình hiện nay.

PGS. TS Trịnh Hoà Bình nhắn nhủ, với tình hình dịch bệnh hiện nay, các điểm du lịch dù an toàn thì mọi người vẫn nên cân nhắc hết sức cẩn trọng trước khi quyết định.

Mời tổ tiên về ăn Tết… qua điện thoại

Mời tổ tiên về ăn Tết… qua điện thoại

Tết Tân Sửu nhiều gia đình không thể về quê ăn Tết thậm chí bị cách ly, giãn cách xã hội và họ bắt đầu nghĩ ra cách mời người thân về quê ăn Tết qua điện thoại.

Khánh Chi 

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Bạn gái kém 14 tuổi của anh trai khiến tôi và mẹ ngán ngẩm

Cuối tuần trước, anh trai tôi dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Cả nhà tôi rất mong chờ điều này do anh đã lớn tuổi. Tuy nhiên, cách cư xử của cô ấy khiến gia đình tôi rất thất vọng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Mở phong bì thưởng Tết của chồng, vợ sững sờ thấy dòng chữ phía trên

Nhiều năm nay, tôi vốn không mấy khi hỏi cụ thể chuyện thưởng Tết của chồng, vì anh “dị ứng” chuyện vợ tra khảo tiền bạc. Nhưng có lẽ vì sự dễ dãi này, chồng coi tôi như người ngoài.

Xin về ăn Tết nhà ngoại, nàng dâu bật khóc nghe bố chồng nói 6 câu

Hơn 10 năm lấy chồng, chưa năm nào tôi được về đón giao thừa cùng bố mẹ đẻ. Thấy bạn bè năm ăn Tết nhà nội, năm ăn Tết nhà ngoại mà tôi lại chạnh lòng.

Chồng ngoại tình, bỏ đi theo bồ, sau 2 năm bỗng trở về cầu xin tôi tha thứ

Tại sao khi tôi đã dần nguôi ngoai, ổn định cuộc sống thì người chồng ngoại tình lại quay trở về? Đau lòng nhất là tại sao bố mẹ chồng và các con tôi lại ủng hộ anh ta?

Vợ chồng ở Thái Bình tuyên bố vỡ hụi, hàng chục người mang quan tài đi tìm

Trước thông tin chủ hụi vỡ nợ, nhiều người xã Nam Trung (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) kéo đến gây áp lực để đòi tiền. Có trường hợp cho biết đã góp hụi gần 10 tỷ đồng.

6 chị em ruột không lấy chồng, sống cùng nhau dưới một mái nhà

Thanh xuân trôi theo những tháng năm nghèo khó, 6 chị em không dám lấy chồng. Không con cái, tuổi già đuổi đến, 6 mảnh đời côi cút sống dựa vào nhau.

Đang cập nhật dữ liệu !