Mùa mật ong Bạc hà trên Cao nguyên đá

Loài hoa mang tên Bạc hà tưởng chừng chỉ mang lại sự ấm áp cho những dãy núi đá xám xịt thêm sức sống giữa những ngày Đông lạnh, nhưng chính loài hoa ấy đã gây dựng nên thương hiệu “có một không hai” trên miền Cao nguyên đá – mật ong Bạc hà.

Nghề nuôi ong lấy mật của người dân miền đá Mèo Vạc cùng với chỉ dẫn địa lý về sản vật này đã và đang mang lại nguồn thu nhập ổn định, góp phần XĐGN cho người dân nơi đây.

Mùa mật ong Bạc hà trên Cao nguyên đá - ảnh 1

Mỗi năm, gia đình anh Hoàng Ngọc Thanh, xã Pải Lủng thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nghề nuôi ong.

Mở hướng đi thoát nghèo.

Không giống với bất cứ nơi nào trên miền Cao nguyên đá, vùng đất Mèo Vạc lâu nay là nơi sinh sôi, nảy nở của loài hoa dại Bạc hà. Cũng chẳng nhớ rõ từ bao giờ, người dân nơi đây đã biết nuôi ong để lấy loại mật quý. Nếu như trước đây, nuôi ong chưa trở thành nghề, người dân chỉ nuôi một vài đàn ong lấy mật sinh hoạt trong gia đình. Thậm chí, nhiều người chỉ vô tình bắt đàn ong ở trong rừng để lấy mật. Từ khi được công nhận chỉ dẫn địa lý cho mật ong Bạc hà của huyện (tháng 3.2013), nhận thấy hiệu quả từ mô hình này, người dân bắt đầu mở rộng nghề nuôi ong, trở thành phong trào ở các thôn xóm trên địa bàn. Hiệu quả từ nghề nuôi ong đã trở thành “mấu chốt” để Mèo Vạc xác định đưa nghề nuôi ong trở thành một trong những ngành “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế, giúp người dân từng bước XĐGN bền vững. Đồng chí Lý Xuân Rắng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mèo Vạc cho biết: “Trước đây, nuôi ong chỉ dừng lại ở mức độ tự phát ở các gia đình. Đến nay, từ những hiệu quả đạt được cùng với chỉ dẫn địa lý nên người dân đã mạnh dạn nhân rộng mô hình nuôi ong, mang lại nguồn thu nhập ổn định”.

Chúng tôi có dịp về xã Pải Lủng, một trong những địa phương có số lượng đàn ong lớn ở Mèo Vạc hiện nay. Theo chân Phó Chủ tịch UBND xã, Hoàng Lê Duẩn, chúng tôi đến vùng nuôi ong tập trung của gia đình anh Hoàng Ngọc Thanh, hiện đang nuôi trên 100 đàn. Là người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nuôi ong, anh Thanh cho biết: “Nuôi ong nhiều khi phải được tay, có năm lượng mật thu được không bằng công chăm sóc, nhưng năm được mùa bù năm mất mùa nên cũng gắn bó với nghề. Trước đây chưa có kinh nghiệm nên thiệt hại nhiều, đến nay nuôi ong đã trở thành nghề chính, tạo nguồn thu ổn định cho gia đình”. Năm nay, hoa Bạc hà chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu nên lượng hoa ít, hoa bé, ít nhụy nên mật ong Bạc hà thu được không nhiều. Tính cả vụ, gia đình anh Thanh thu được khoảng trên 400 lít mật ong, thu nhập trên 150 triệu đồng. Do lợi nhuận từ nghề nuôi ong mang lại cao nên vài năm trở lại đây, xã Pải Lủng đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư nuôi ong. Đến nay, toàn xã có tới trên 400 đàn ong, góp phần đáng kể vào công tác XĐGN trên địa bàn. Không chỉ riêng xã Pải Lủng, nhiều xã khác trên địa bàn huyện Mèo Vạc cũng xác định nuôi ong là một trong những hướng đi chính giúp người dân nâng cao thu nhập.

Mùa mật ong Bạc hà trên Cao nguyên đá - ảnh 2
Một mô hình nuôi ong lấy mật tại xã Pải Lủng (Mèo Vạc).

Khẳng định thương hiệu.

Với các cơ chế khuyến khích người dân phát triển nghề nuôi ong, đến nay toàn huyện Mèo Vạc có trên 8.000 đàn ong mật, trong đó, có Hợp tác xã (HTX) Tuấn Dũng tổ chức sản xuất kinh doanh tập trung, còn lại chủ yếu là các gia đình nuôi ong theo hình thức tự phát. Được biết, HTX Tuấn Dũng được thành lập vào năm 2005, ban đầu chỉ nuôi 80 đàn ong. Từ năm 2013, khi có chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc hà đã tạo động lực giúp HTX mở rộng số lượng đàn ong, đến nay HTX đã có 2.100 đàn. Mỗi vụ ong, HTX sản xuất và thu mua khoảng 12.000 lít mật ong, trừ chi phí chăm sóc và mua giống mỗi năm thu lãi khoảng 500 triệu đồng. Anh Ngô Mạnh Cường, Chủ nhiệm HTX Tuấn Dũng cho biết: “Để nâng cao thương hiệu và giữ vững chất lượng, HTX đã mở rộng số lượng và quy mô nuôi ong trên địa bàn các xã có nhiều hoa Bạc hà như: Sủng Trà, Sủng Máng, Giàng Chu Phìn, Lũng Pù... Đồng thời, cử người xuống hướng dẫn các hộ gia đình kỹ thuật nuôi, cách lấy mật và thu mua mật ong thành phẩm, tạo đầu ra ổn định cho các hộ nuôi ong”.

Theo tìm hiểu, khi chưa có chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc hà, đa số người dân nuôi theo hình thức hộ gia đình, nhưng nay đã có nhiều người mạnh dạn đầu tư, nhân rộng đàn ong theo hướng sản xuất hàng hóa. Hướng đến mục tiêu đạt 20.000 đàn ong vào năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra, Mèo Vạc đã tổ chức cho cán bộ khuyến nông tập huấn, phổ biến kỹ thuật nuôi ong cho người dân. Đồng thời, có những cơ chế khuyến khích phát triển đàn ong địa phương như: hỗ trợ vốn, nghiêm cấm các loại ong ngoại lai để đảm bảo chất lượng mật ong địa phương. “Hiện nay, HTX đã xây dựng đề án phát triển mật ong Bạc hà và tham mưu cho UBND huyện quy hoạch vùng nguyên liệu để giữ vững thương hiệu. Nếu như mỗi năm HTX mua giống, cuối vụ ong lại thanh lý thì năm nay giữ lại toàn bộ để cung cấp giống cho người dân có nhu cầu nuôi ong và bao tiêu sản phẩm. Đối với những người cần học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi, HTX sẽ hướng dẫn theo kiểu cầm tay chỉ việc” – anh Cường cho biết thêm.         

Từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, huyện Mèo Vạc đang tiếp tục triển khai các chương trình liên kết, quảng bá và nhân rộng đàn ong để thương hiệu mật ong Bạc hà trở thành “sản vật” nổi tiếng của vùng Cao nguyên đá. Quan trọng nhất chính là đời sống người dân ngày một ấm no.

KIM TIẾN/Báo Hà Giang

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !