Mưa lớn, lũ quét ở Nam Trung Bộ: Tang thương nối tiếp tang thương

Mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất các tỉnh Nam Trung Bộ đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là ở 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, từ đêm 17/11 tại các tỉnh Khánh Hòa đến Bình Thuận đã có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến trong 12 giờ qua từ 70-150mm.

Riêng khu vực Khánh Hòa và Phú Yên đã và đang có mưa to, có nơi mưa rất to (mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn) như ở Nha Trang (Khánh Hòa) 379 mm; Hà Bằng (Phú Yên) 159 mm; Quán Thẻ (Ninh Thuận) 254 mm.

Mực nước đo được lúc 15h chiều 18/11: Sông Cái tại Nha Trang 7,65m dưới BĐ1: 0,35m; sông Dinh tại Ninh Hòa: 4,0m, trên BĐ: 0,02m, nhiều tuyến đường nội đô Nha Trang đều bị ngập, có nơi ngập sâu 1m.

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực BCH PCTT và TKCN về tình hình mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất các tỉnh Nam Trung Bộ, tính đến 16h ngày 18/11, mưa lũ ở thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã làm 09 người chết, 04 người mất tích, cụ thể: Phường Vĩnh Thọ: 02 người chết, Phường Vĩnh Trường 01 người chết, 01 người mất tích, Xã Phước Đồng: 04 người chết và 02 người mất tích, Phường Vĩnh Hóa: 02 người chết, 01 người mất tích.

Phú Yên: Một ngày 1 trận lốc xoáy, tang thương nối tiếp tang thương

Cơn lốc xoáy xảy ra tại Gành Đá Đĩa (huyện Tuy An) gây thiệt hại nặng nề. (Ảnh: PYO)

Ông Nguyễn Kim Thanh, Chủ tịch UBND xã An Ninh Đông, huyện Tuy An cho biết: Lốc xoáy xuất hiện vào khoảng 10 giờ 30 phút tại Gành Đá Đĩa (xã An Ninh Đông, huyện Tuy An) dù chỉ kéo dài trong 2 phút, nhưng đã gây thiệt hại khá nặng nề.

Nạn nhân bị thương trong vụ lốc xoáy ở Gành Đá Đĩa được điều trị tại bệnh viện. (Ảnh: PYO)

Cụ thể, có 19 khách du lịch đến từ TP Hồ Chí Minh bị thương (có 4 người bị thương nặng và 15 người bị xây xát); có 4 người dân thôn Phú Hạnh, xã An Ninh Đông bị thương (trong đó có 1 người thương nặng).

Về tài sản, lốc xoáy đã cuốn sập 10 lều, quán gần khu du lịch Gành Đá Đĩa. Riêng nhà ở của người dân theo thống kê ban đầu đã có 45 ngôi nhà bị tốc mái.

Cơn lốc xoáy tại xãHòa Tâm (huyện Đông Hòa) khiến hơn 100 nhà bị tốc mái.(Ảnh: PYO)

Sau cơn lốc xoáy xảy ra tại Gành Đá Đĩa (huyện Tuy An) khoảng 30 phút, 1 cơn lốc khác cũng xảy ra lúc 11 giờ ngày 18/11 ở xã Hòa Tâm (huyện Đông Hòa) đã làm sập 1 căn nhà và hơn 100 căn nhà tốc mái.

Những người dân ở đây cho biết, cơn lốc này đi qua trong vòng 10 phút. Tại hiện trường, nhà cửa, cây cối tan hoang do lốc xoáy gây ra tan hoang không khác gì trận bão lớn càn quét.

Lốc xoáy làm sập 1 nhà dân.(Ảnh: PYO)

Theo ông Lê Tấn Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, cơn lốc này đã tàn phá mọi thứ, gây thiệt hại nặng. UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương khẩn trương hỗ trợ bà con khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và tiến hành khắc phục hệ thống điện lưới, các công trình công cộng bị thiệt hại do lốc xoáy gây ra.

Mưa lớn kéo theo dòng lũ đổ sập xuống hàng chục ngôi nhà ởthôn Thành Phát, xã Phước Đồng, TP Nha Trang (Khánh Hòa), cầu cống và đường sá cũng hư hỏng nặng. (Ảnh: KHO)

Khánh Hòa: Mưa lớn ngập đường, giao thông tê liệt, nhà sập đổ nát, 13 người chết

Tại thôn Thành Phát, xã Phước Đồng, TP Nha Trang, lúc 8h sáng 18/11, cơn mưa lớn kéo theo dòng lũ bất ngờ đổ sập xuống hàng chục ngôi nhà giữa lưng chừng núi Hòn Rớ khiến nhiều người trở tay không kịp. 

Nhà cửa tan hoang sau cơn lũ.(Ảnh: KHO)

Phó trưởng thôn Thành Phát cho biết:  Có khoảng 50 ngôi nhà đã bị lũ cuốn phăng hoặc sập một phần. Nhiều ngôi nhà đã không còn nhận ra vì bị hàng ngàn m3 đất đá đè lên. Đau thương nhất là có 4 người chết trong cơn lũ dữ và nhiều người bị thương.

(Ảnh: KHO)

Do mưa lớn đã làm đất đá sạt lở khiến nghiêm trọng đèo Cù Hin và đèo Rù Rì. Ông Nguyễn Văn Dần – Giám đốc Sở Giao thông vận tải Khánh Hòa thông tin, chiều hôm qua (18/11), lực lượng chức năng vẫn đang huy động phương tiện và nhân lực để sớm giải tỏa tuyến đường đèo Cù Hin.

Nước từ trên núi Hòn Rớ cuốn theo đất, đá xuống Đại lộ Nguyễn Tất Thành. (Ảnh: KHO)

Mưa lớn nên sáng 18/11 toàn tuyến Đại lộ Nguyễn Tất Thành (TP Nha Trang đi Sân bay Cam Ranh) cũng bị tê liệt hoàn toàn.

Bùn, đất, đá ngổn ngang trên đại lộ. (Ảnh: KHO)

Có nhiều đoạn bị ngập sâu trong nước. Đặc biệt, ở những đoạn đường trũng, thấp còn ứ đọng bùn, đất, đá, các loại cây đổ ngã bị nước cuốn trôi từ trên núi Hòn Rớ xuống mặt đường. Chính vì vậy, các phương tiện giao thông không thể qua lại được, gây ách tắc giao thông cục bộ.

Đèo Cù Hin bị sạt lở nghiêm trọng (Ảnh: KHO)

Không chỉ vậy, từ sáng 18/11 đến đầu giờ chiều, Quốc lộ 1 liên tục bị tê liệt, chia cắt do ngập nước. Một số điểm còn bị sạt lở nặng, các đơn vị bảo trì đang căng mình dọn dẹp, sớm thông tuyến.

Nhiều đoạn trên tuyến Quốc lộ 1 bị ngập nước nặng, trong đó phải kể đến địa bàn TP. Nha Trang. Tại khu vực xã Vĩnh Phương và Vĩnh Lương xuất hiện các điểm sụt trượt lớn, khiến giao thông bị chia cắt.

Mặt đường bê tông nhựa bị bong tróc, hư hỏng; trôi dải phân cách giữa; hư hỏng lề đường, mái taluy; mặt đường bị ngập nặng; đất đá, cây cối sạt lỡ tràn xuống mặt đường gây tắc nghẽn giao thông.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Khánh Hòa cho biết: Tính đến 18 giờ ngày 18/11, toàn tỉnh có 13 người chết, 4 người mất tích, hơn 20 người bị thương do lũ quét, sạt lở đất tại các địa phương gồm: Vĩnh Trường, Vĩnh Thọ, Vĩnh Hòa và Phước Đồng (TP. Nha Trang). 

Mực nước trên các sông tiếp tục lên, trong 24 giờ tới, mực nước trên các sông từ Khánh Hòa đến Bình Thuận phổ biến lên mức BĐ1-BĐ2, riêng trên sông Dinh, sông Cái Nha Trang (Khánh Hòa) khả năng lên BĐ2 và trên BĐ2. 

Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện gửi UBND các tỉnh từ Bình Định đến Bà Rịa - Vũng Tàu, các bộ, ngành liên quan, yêu cầu tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 8.

Công điện nêu rõ do ảnh hưởng của bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, ngày 18-11 trên địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ đã xảy ra mưa lớn gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân, đặc biệt là tại tỉnh Khánh Hòa.

Dự báo, trong những ngày tới, mưa lũ có thể còn diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa và các địa phương khác trong khu vực tập trung chỉ đạo ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ; tổ chức tìm kiếm người còn mất tích, cứu chữa người bị thương, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, mai táng người bị thiệt mạng; hỗ trợ chỗ ở, lương thực, thực phẩm, không để người dân bị đói.

Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ trượt lở đất, lũ quét để chủ động sơ tán, di dời dân cư đảm bảo an toàn. Tăng cường cảnh báo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa mưa lũ, cử người canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực có nguy cơ bị sạt lở, ngập sâu, nước chảy xiết, hạn chế thiệt hại do mưa lũ.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng đóng chân trên địa bàn tham gia hỗ trợ công tác cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ. Các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương chỉ đạo rà soát, kiểm tra, vận hành đảm bảo an toàn các hồ đập thủy lợi, thủy điện.

PV (T/h)

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !