“Mưa” điểm 10: Một kỳ thi nhiều bất thường?

“Tôi không thể tưởng tượng được kỳ thi này lại có nhiều điểm 10 đến thế. 4.200 điểm 10 và vô số điểm 0 đã khiến nhiều người tỏ ra nghi ngờ. Theo tôi nghĩ, kỳ thi này tồn tại nhiều sự bất thường”- Thầy Lê Đức Vĩnh cho hay.

Bộ GD-ĐT vừa công bố điểm thi và phổ điểm các môn của kỳ thi THPT quốc gia 2017, trong đó có hơn 4.200 bài thi đạt điểm 10 gấp 60 lần so với kỳ thi THPT quốc gia 2016. 

Trước số lượng điểm 10 tăng vọt một cách đầy bất ngờ tạo thành “mưa điểm 10” không ít người đã tỏ ra băn khoăn, lo ngại về chất lượng thực sự của kỳ thi THPT quốc gia.

“Mưa” điểm 10: Một kỳ thi nhiều bất thường? (Ảnh minh hoạ)

Liên quan đến vấn đề này, PV báo Infonet đã có cuộc trò chuyện cùng thầy Lê Đức Vĩnh – nguyên trưởng bộ môn Toán tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Thưa thầy, thầy đánh giá thế nào về kỳ thi THPT quốc gia năm nay với hơn 4.200 điểm 10 nhiều gấp 60 lần so với năm 2016?

Thầy Lê Đức Vĩnh: Tôi không thể tưởng tượng được kỳ thi này lại có nhiều điểm 10 tới thế. 4.200 điểm 10 và vô số điểm 0 đã khiến nhiều người tỏ ra nghi ngờ. Theo tôi nghĩ, kỳ thi này tồn tại nhiều sự bất thường.

Đầu tiên nói đến số lượng điểm 0: Theo thống kê, riêng môn Toán cũng có hơn 800 điểm 0. Bản thân tôi nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xác suất nên tôi hiểu, với bài thi trắc nghiệm kể cả thí sinh khoanh bừa đáp án cũng được ít nhất 1 điểm chứ chưa nói đến xác suất với mỗi bài thi chọn bừa sẽ đúng 25%.

Vậy tại sao riêng môn Toán lại có hơn 800 điểm 0? Thí sinh ngủ không làm bài và không khoanh đáp án nào? Điều đó khá vô lý, bởi lẽ, môn Toán là môn thi bắt buộc nên chắc thí sinh không dại dột đến mức không khoanh đáp án nào? Hay thống kê về số lượng điểm 0 thực chất là những con số ảo để cứu vãn cho cơn mưa điểm 10?

Thứ 2, nói về hơn 4.200 điểm 10, như chúng ta đã biết năm 2016 chỉ có hơn 70 điểm 10. Vậy mà chỉ trong hơn 1 năm, số điểm 10 đã tăng lên hơn 60 lần. Chúng ta nên mừng hay nên vui với con số này? Bản thân tôi không vui cũng không mừng mà thay vào đó là sự lo lắng.

Tôi lo rằng, kỳ thi có thực sự nghiêm túc và an toàn như truyền thông vẫn đưa tin? Tôi đã tình cờ được nghe câu chuyện mà các thí sinh tham gia dự thi THPT quốc gia truyền tại nhau. Rằng ở đâu đó, các thí sinh vẫn làm bài cho nhau, hỗ trợ nhau trong phòng thi còn giám thị thì “mắt nhắm, mắt mở” cho qua. Nhưng đó chỉ là những gì tôi được nghe lại, tuy nhiên, nó cũng khiến tôi đặt ra câu hỏi hoài nghi.

Liệu đề thi đã thực sự chuẩn hóa như Bộ GD&ĐT vẫn nói? Hay đề thi quá dễ? Hoặc là có gì đó bất thường. Chứ không tại sao điểm 10 lại nhiều đến thế?

Trước khi công bố điểm thi THPT quốc gia khoảng 10 ngày, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga có khẳng định “kỳ thi năm nay không có mưa điểm 10 như năm ngoái”. Vậy mà sau khi công bố điểm thi, có vẻ như những gì Thứ trưởng nói bị “vỡ trận”. Không những nhiều điểm 10 như năm ngoái mà điểm 10 còn gấp 60 lần. Chính những lời nói “tiền hậu bất nhất” của lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã khiến dư luận hoài nghi.

Thưa thầy, thầy đánh giá thế nào về kỳ thi THPT quốc gia năm 2017?

Thầy Lê Đức Vĩnh: Ngay từ đầu tôi đã phản đối việc để môn Toán thi dưới hình thức trắc nghiệm. Điều này đã đốt cháy tư duy logic và phản biện của thí sinh.

Bản chất của thi trắc nghiệm là những bài tập nhanh, chỉ việc chọn đáp án. Trong trường hợp thí sinh không biết làm có thể tô bừa đáp án nào đó và may thì lại đúng. Điều đó liệu có phản ánh đúng bản chất lực học của thí sinh hay không? Tôi nghĩ hơn 4.200 điểm 10 trong đó cũng sẽ có những điểm 10 mang tính “hên –xui” chứ không hẳn là những điểm 10 thực sự.

Tôi chỉ tin tưởng vào kỳ thi này 80%. Bởi lẽ, từ kết quả đến cách thức tổ chức, kỳ thi này luôn khiến dư luận phải hoài nghi.

Theo thầy, kỳ thi THPT quốc gia 2018 nên tổ chức thế nào?

Thầy Lê Đức Vĩnh: Tôi nghĩ, Bộ hãy “buông” kỳ thi này ra, để cho địa phương họ tự tổ chức. Sẽ có một bài thi đánh giá chất lượng như thi tốt nghiệp nhưng trên cơ sở nhẹ nhàng. Sở GD&ĐT tự tổ chức kỳ thi và cho giáo viên trong tỉnh coi thi.

Còn các trường ĐH, họ thích tuyển đầu vào thế nào là quyền của họ, bởi lẽ họ phải chịu trách nhiệm với chất lượng của mình để duy trì vị trí.

Tôi không hiểu tại sao, bao năm qua rất nhiều ý kiến đưa ra về việc này nhưng Bộ vẫn cứ ôm đồm vẫn cứ muốn nắm chặt các trường.

Xin cảm ơn thầy về cuộc trò chuyện!

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !