Một số thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản bị bạc đãi

Một bác sĩ Nhật Bản mới đây đã phỏng vấn thực tế những thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản về quá trình học nghề và làm việc. Qua đó, ông cho rằng, họ đang bị lạm dụng lao động một cách quá đáng.

Vừa qua, một bác sĩ tại Trung tâm Y tế Minatomachi, thành phố Yokohama, có tên là Yamamura, đã có chuyến thăm các thực tập sinh Việt tại Nhật đã về nước trong tháng 5-6. Trong thời gian này, ông đã ghi lại một đoạn video dài gần 13 phút bằng tiếng Việt, phỏng vấn 4 người Việt Nam trở về từ Nhật Bản.

Sau khi xem xong đoạn video, có lẽ, sẽ khó lòng mà tránh khỏi một câu hỏi, rằngngười Việt học nghề tại Nhật Bản có đang thực sự được lao động trong điều kiện tốt, hay thực chất đang bị lạm dụng?

Thực trạng đáng buồn của thực tập sinh Việt tại Nhật Bản

Những thực tập sinh Việt tại Nhật Bản này đã chia sẻ về những trải nghiệm vô cùng tồi tệ mà họ chỉ được biết khi đặt chân tới đất nước này.

Trong số những người được phỏng vấn, có một người đàn ông, năm nay chỉ mới 24 tuổi nhưng đã bị mù mắt bên trái do một tai nạn khi làm việc ở công trường xây dựng tại Nhật Bản. Với tư cách từng là một người Việt học nghề tại Nhật Bản, anh đã chia sẻ những khó khăn chồng chất mà anh phải trải qua.

Cậu thanh niên cho biết, sau bị bị chấn thương do tai nạn nghề nghiệp, anh đã bị buộc phải rời khỏi Nhật Bản. Quyết định cưỡng chế về nước này do cơ quan giám sát những thực tập sinh Việt tại Nhật Bản đưa ra. Anh quyết định sẽ làm đơn yêu cầu được cấp tiền bảo hiểm cho thương tật không mong muốn của mình.

Tuy nhiên, những thủ tục hiện nay tại Nhật Bản không thỏa đáng chút nào, đồng nghĩa với việc, anh không thể xin bảo hiểm tại Nhật Bản. Cách duy nhất là trở về Việt Nam và nộp đơn xin bồi thường mà chưa biết có kết quả nào hay không.

Những phân đoạn khác trong video của bác sĩ Junpei Yamamura cũng đề cập đến các trường hợp  liên quan đến bạo lực thể xác, ép buộc làm việc quá sức và không thanh toán tiền lương.

Video này đã được Hội Luật sư cho người Lao động Nước ngoài Nhật Bản đưa lên Youtube. Nhóm luật sư này đã cùng hợp tác với bác sĩ Yamamura để cùng giúp đỡ cũng như cảnh báo người Việt đang làm việc tại Nhật Bản hiện nay, cũng như những người Việt đang có ý định tới Nhật Bản để học nghề.

Tới 4.004 nhà tuyển dụng có hành vi bạo lực với người lao động

Theo báo cáo của Bộ Y tế, Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản, đến cuối năm 2016, đã có khoảng 229.000 học viên nước ngoài tới Nhật Bản để học nghề. Số thực tập sinh Việt tại Nhật Bản là 88.000 người trong tổng số trên. Tiếp đó là những lao động đến từ Trung Quốc, chiếm 81.000 người, lao động Philippines là 23.000 người và Indonesia là 19.000 người.

Điều đáng nói là, những hệ thống công ty môi giới học nghề ở Nhật Bản vốn được thành lập với mục đích là giúp người lao động có được những kỹ năng nhất định để làm việc. Quan trọng hơn là giúp họ có được quá trình thực tập tốt để có thể quay về nước, sử dụng những kiến thức, kỹ năng mới để làm giàu cho quê hương. Tuy nhiên, đã có không ít những trường hợp, các công ty Nhật Bản này lợi dụng nguồn lao động trẻ để “nô lệ hóa” họ, bắt họ làm việc mà không đối xử tốt, trong số đó có rất nhiều người Việt học nghề tại Nhật Bản.

Một người Việt lao động tại Nhật Bản chia sẻ về việc cô bị bạo lực khi làm việc.

Theo dữ liệu thống kê của Bộ Lao động, công bố vào tháng 8 vừa qua, có 4.004 nhà tuyển dụng đã có hành vi bạo lực với người đi học nghề vào năm 2016, đây là mức cao nhất kể từ năm 2003. Hầu hết những công ty này chuyên thu nhận những người nước ngoài, muốn học nghề tại Nhật Bản, và đi theo Chương trình Đào tạo Kỹ thuật viên.

Đến năm 2017, lượng học viên đăng ký học nghề tại Nhật Bản tăng mạnh, kéo theo đó là số lượng nhà tuyển dụng lạm dụng người đi học nghề cũng tăng theo, hơn mức của năm ngoái là 309 nhà tuyển dụng. Trong đó, những vi phạm liên quan đến số giờ làm việc bất hợp pháp chiếm 24% tổng số; các trường hợp không đảm bảo an toàn lao động cho học viên tăng 19%; tiếp đó là tình trạng làm thêm giờ, vắt kiệt sức người lao động, đang ở mức 14%.

Biện pháp cải tổ cho người lao động nước ngoài tại Nhật

Được biết, Chương trình Đào tạo Kỹ thuật viên người nước ngoài sẽ được cải tổ mạnh vào tháng tới. Giai đoạn học nghề sẽ được rút ngắn từ 3 năm xuống chỉ 1 năm. Không chỉ có vậy, một cơ quan giám sát sẽ được thành lập để kiểm tra gát gao tình trạng lao động. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra những công ty tiếp nhận người lao động nước ngoài, trong đó có người Việt học nghề tại Nhật Bản, xem họ có thực hiện đúng nhưng điều khoản cần thiết hay không.

Một quan chức thuộc Tổ chức Hợp tác Đào tạo Quốc tế tại Nhật Bản, làm công việc kết nối những học viên học nghề từ nước ngoài với các công ty Nhật Bản cũng đưa ra chia sẻ của mình. Trong lĩnh vực sản xuất, các công ty tham gia vào việc nhận học viên học nghề nước ngoài bao gồm các nhà máy sản xuất máy móc, công ty xây dựng và các nhà máy chế biến thực phẩm. Học viên nước ngoài cũng như người Việt học nghề tại Nhật Bản có thể lựa chọn làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Bác sĩ Yamamura cho rằng, Nhật Bản nên “chấp nhận cho người nước loài được làm việc như những người làm công nghiêm túc, chứ không phải là những người học nghề dễ lạm dụng”.

Hữu Danh

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !