Một ngày theo "thợ săn" sá sùng...

Sá sùng nổi tiếng nhất là ở vùng đảo Minh Châu, Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh).

Ở vùng biển Hải Hà, sá sùng (mà bà con địa phương quen gọi là con giun trắng) tuy không nhiều bằng, song đánh bắt sá sùng vẫn được coi là một nghề truyền thống lâu đời. Có điều, do mức độ khai thác nhiều nên số lượng sá sùng trong tự nhiên đã giảm đáng kể, công việc của những người đào sá sùng không dễ dàng như xưa nữa...

Một ngày theo
Chị Hinh đang cặm cụi dùng mai để đào sá sùng.

Cái nghề tưởng dễ mà khó...

Trong một buổi chiều cuối tháng 12, tôi “bám đuôi” các chị em đi biển đào sá sùng. Mỗi người vác theo một cái mai dài và đeo nẹn (loại giỏ đan bằng tre, nứa) bên hông. Trời rét, cộng thêm gió mùa đông bắc nên càng lạnh. Chị Lan (ở xã Quảng Long, huyện Hải Hà) chép miệng: “-Gió máy thế này thì làm sao có giun mà đào!”.

Quả như vậy, những nhát mai đầu tiên của chị Lan chẳng bắt được con sá sùng nào, chỉ thấy mấy chú dã tràng chui lên. Hai chị đi cùng chị Lan cũng chẳng hơn gì.

Dẫu vậy, họ vẫn kiên trì với công việc. Mọi người vừa nói chuyện vừa chăm chú nhìn mặt cát, rồi khi phát hiện ra những “hoa giun” thì lại nhanh chóng cắm mũi mai xuống, dùng thêm sức của chân đào những nhát mai vừa đủ để sá sùng nếu có ở dưới đó thì sẽ không bị đứt. Các chị đào sá sùng từ bãi trong, phía gần bờ rồi dần đi ra phía xa hơn một chút, nhưng cũng chỉ được vài con. Chị Ngoãn (ở thôn Bắc, xã Phú Hải) thấy tôi nét mặt ỉu xìu, bảo: “-Chỉ tại hôm nay gió bấc, trời lạnh thôi, bữa nào trời nắng ấm, hoa giun lên nhiều thì bọn chị đào không kịp tay ấy chứ!”.

Tôi hỏi “hoa giun” là gì, chị Ngoãn cười ngất: “-Trời đất, đến hoa giun cũng không biết sao? Đó là những vân cát do sá sùng làm lỗ tạo ra!”. Nói vậy nhưng rồi chị lại bảo: “-Ừ, nhưng mà nói vậy thôi chứ người mới học cũng khó phân biệt được lắm! Phải ai quen nghề mới nhận ra…”.

Tôi nhìn theo những nhát mai của các chị nhưng mãi vẫn không thể xác định được đâu là vân cát tạo nên “hoa giun” trên bãi. Với tôi, chỗ nào cát cũng nhấp nhô… như nhau cả!

Càng lúc càng thấy có đông người trên bãi. Họ chào hỏi nhau râm ran. Trời ấm dần, những nhát mai của các chị trong nhóm mà tôi đi cùng không còn uể oải như trước nữa. Họ liên tục đào, hết nhát này đến nhát khác. Có nhát được hẳn 2 chú sá sùng, cũng có nhát bị lệch làm con sá sùng bị đứt đôi… Thấy tôi xuýt xoa vì tiếc, chị Hinh (ở xã Quảng Long) bảo: “-Giun bị đứt mà cho vào nẹn nó chảy nước ra bẩn lắm, mang về cũng không ăn được mà!”. Chị còn bảo: “-Đào giun trắng bằng mai như bọn mình hay làm chúng bị đứt lắm! Chính vì thế, nhiều người bây giờ đào bằng xẻng cơ!”.

Và chị chỉ ra phía trước mặt: “-Như mấy người ở phía xa kia kìa. Ngoài đó người ta toàn đào giun bằng xẻng thôi, nếu muốn biết thì cô chạy ra đó mà xem!”.

Theo lời chị Hinh, tôi tiến về phía bãi biển gần mép nước nhất. Ở đây đông đúc hơn hẳn so với khu vực phía trong. Từ xa đã nghe thấy tiếng mọi người nói chuyện, cười đùa, hỏi thăm nhau rộn rã. Có nhiều người và họ làm những công việc khác nhau như cào ngao, chọc bề bề, cào mỏm quạ… Nhưng đông nhất vẫn là đào sá sùng, và đúng như chị Hinh nói, họ đều đào bằng xẻng. Tôi hơi ngạc nhiên bởi hình như có một sự phân biệt ranh giới giữa vùng đào sá sùng bằng mai với đào bằng xẻng; một bác tầm tuổi trung niên, có dáng dấp nhỏ bé, tên là Tương (ở thôn 2, xã Quảng Thịnh) dừng tay uống ngụm nước, rồi giải thích: “-Ở đây tuy nhiều giun hơn nhưng cát lún, đào mai khó hơn nên phải đào bằng xẻng”. Lại hỏi vì sao mấy chị đi cùng tôi không đào bằng xẻng như những người ở đây, bác Tương cười: “-Vì đào bằng xẻng thì vất vả hơn, phải đào lỗ to hơn!”.

Một ngày theo
Bác Tương ngồi nhặt những con sá sùng vừa đào lên bằng xẻng.

Tôi để ý một thanh niên ở gần đó, anh ta vung những nhát xẻng mạnh mẽ, dứt khoát xuống mặt cát, sau đó nhanh chóng lấy 1 con sá sùng bỏ vào nẹn, rồi lại dậm dậm chân xuống nền cát tiếp tục những nhát xẻng như thế. Anh bạn tên là Thái (sinh năm 1993, ở thôn 5, xã Quảng Chính). Thấy tôi có vẻ “kính nể”, anh bạn lúng túng: “-Em có lành nghề gì đâu chị! Ở bãi biển này còn nhiều người giỏi hơn em vì họ không chỉ có sức khoẻ mà còn có kinh nghiệm lâu năm nữa. Chẳng qua em mới học xong, chưa có việc nên đi biển kiếm tiền tiêu thôi chị ạ”. Khiêm tốn là vậy nhưng tôi thấy trong nẹn của cậu cũng đã khá đầy những chú sá sùng to và hồng hào.

Đúng như bác Tương nói, đào sá sùng bằng xẻng cho năng suất cao hơn, nhưng cũng vất vả hơn. Không phải chỉ cần một nhát như đào bằng mai, mỗi lần người đào bằng xẻng phải đào cả một cái hố sâu khoảng 50-70cm, rộng 40-50cm; đào đến cuối lỗ, tới khi thấy sá sùng thì lấy tay rút dần lên. Không những thế, người đào sá sùng bằng mai chỉ cần quan sát bằng mắt thường để nhận ra hoa giun rồi đào, còn người đào bằng xẻng phải sử dụng thêm đôi chân. Anh bạn tên là Thái nói: “Bọn em chỉ cần nhìn lỗ, sau đó dùng chân dậm xuống cát, nếu có nước hơi đùn lên là chỗ đó có giun”… 

Một ngày theo
Cô Minh đang thu mua sá sùng trên bãi biển.

Dịch vụ tận nơi...

Khi nước biển bắt đầu lên gần đến bãi đào giun, tiếng xe máy xa xa từ phía đất liền vọng lại mỗi lúc một gần. Những người thu mua giun đã bắt đầu công việc của mình. Thật ngạc nhiên vì hầu hết họ là những người phụ nữ nhưng ai cũng “điệu nghệ” khi ngồi trên những chiếc xe máy cũ kĩ phóng qua lạch nước, bãi bùn lầy lội để ra tận bãi thu giun. Cô Minh (thôn 2, xã Quảng Minh), một trong những “tay lái lụa” đi thu giun, cười vang: “Có gì đâu, việc này cô quen rồi cháu ạ!”.

Miệng nói, tay làm, cô Minh hối hả bảo mọi người sàng những con sá sùng cho rơi bớt cát bám trên mình; sau đó đưa lên chiếc cân mà cô đặt giữa yên xe để cân và trả tiền. Cứ thế, thu mua xong ở nhóm này, cô Minh lại lái xe đi vòng vòng sang những nhóm khác. Lúc ra về, cô Minh nói với tôi: “Hôm nay thu được ít vì trời lạnh là một phần, phần nữa là đang dịp đầu con nước. Độ giữa con nước thì tốt hơn, hôm nào cũng thu được vài tạ...”.

Sá sùng tươi được bán tại chỗ với giá khoảng từ 100.000-130.000 đồng/kg. Những hôm thời tiết xấu như hôm nay thì người đào chỉ được dăm, ba lạng, nhưng với những buổi nước đẹp thì có khi tới 2-3kg. Chú Tương bảo: “Một ngày chú chỉ đào hơn được hơn 1kg thôi vì sức khoẻ không được như người khác. Nhưng nếu mỗi tháng đi được 20 buổi thì cũng có một thu nhập kha khá, có khi tới 7-8 triệu đồng”. Em Lê Huỳnh Đức (thôn 2, xã Quảng Trung) nói thêm: “Đặc biệt là những người ra tận ngoài đảo để đào giun; ở đó sá sùng đều con và có màu hồng, loại này bán được giá hơn, từ khoảng 200.000 đồng/kg sá sùng tươi. Vì thế, bây giờ có nhiều người đi đào giun ở đảo lắm. Mỗi ngày họ thuê tàu ra đảo với giá 40.000 đồng/buổi, nếu thuê 50.000 đồng/buổi thì còn có cả ăn trưa…

Sá sùng tươi thu về được phân loại, rửa sạch, lộn trái ruột rồi sấy khô, sau đó mới đem bán ra thị trường. Giun cũng được bán tươi để phục vụ cho các nhà hàng. Với loại sá sùng nhỏ thì người ta bán cho những mối nuôi sá sùng ở Vân Đồn và các địa phương khác. Sá sùng khô chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và phục vụ cho nhu cầu của khách hàng địa phương và các vùng lân cận. Trong dịp Tết, khi mà nhu cầu tiêu dùng lên cao, giá cũng leo thang dần, nếu ngày thường giá sá sùng khô dao động từ 1,5-2,5 triệu đồng/kg thì những ngày giáp Tết sẽ tăng cao hơn, thậm chí với loại sá sùng dày thịt đào từ đảo về thì giá có thể lên tới hơn 3 triệu đồng/kg...

Vân Hải/Báo Quảng Ninh

Cặp đôi đang gây bão trên sóng giờ vàng, ăn ý hơn cả Hồng Đăng - Hồng Diễm

Doãn Quốc Đam và Duy Hưng đóng anh em trong phim cảnh sát hình sự "Độc đạo" ăn ý hơn cả cặp đôi vàng Hồng Đăng - Hồng Diễm trên màn ảnh một thời.

Nhan sắc ngọt ngào của MC dự báo thời tiết Ngọc Khánh

Với nhan sắc xinh đẹp cùng lối dẫn duyên dáng, Vi Thị Ngọc Khánh là MC - BTV được khán giả yêu thích khi dẫn bản tin thời tiết của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (Đài Hà Nội).

Trung thu hấp dẫn với loạt trải nghiệm chưa từng có tại Tây Ninh

Tây Ninh hứa hẹn là điểm đến hot bậc nhất Nam bộ dịp Trung thu năm nay, với Hội Yến Diêu Trì Cung đánh dấu 100 năm khai đạo Cao Đài, cùng đêm nhạc của Cẩm Ly và vô số hoạt động hấp dẫn tại đỉnh núi Bà Đen.

NSND Kim Chi trẻ trung không ngờ, Vượng Râu 'tình bể bình' với vợ trẻ kém 5 tuổi

NSND Kim Chi trẻ trung không ngờ với mái tóc ngắn ngang vai, nghệ sĩ Vượng Râu chụp ảnh "tình bể bình" bên vợ trẻ kém 5 tuổi.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Không thể sinh con, tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Không thể sinh con cho gia đình nặng tư tưởng phong kiến, tôi chìm đắm trong cuộc hôn nhân đầy nước mắt. Liệu tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Đô thị thời đại Sun Urban City: Nơi lý tưởng để ‘sống cuộc đời rực rỡ’

Ngày 24/8, lễ ra mắt dự án Đô thị thời đại Sun Urban City - “Sống cuộc đời rực rỡ” tại Nhà thi đấu tỉnh Hà Nam đã mang tới màn trình diễn nghệ thuật mãn nhãn cùng những thông tin đầu tiên về thành phố nghỉ dưỡng ngoại ô 1001 tiện ích phía nam Hà Nội.

Xem ngay kẻo lỡ: Loạt show diễn hot nhất Đà Nẵng dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng loạt ưu đãi, trải nghiệm và show diễn đỉnh cao tại khu du lịch Sun World Ba Na Hills và “quận giải trí” Da Nang Downtown (Công viên châu Á cũ) đang chào đón du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh.

Đời thực sexy của Như 'chài trai' đóng phim hot nhất giờ vàng VTV

Yên Đan, nữ diễn viên sinh năm 1997 vào vai Như "chài trai" - bạn cùng phòng của Pu trong "Đi giữa trời rực rỡ" sở hữu nhan sắc và vóc dáng ấn tượng.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !