Mỗi năm 6.000 bài báo vi phạm quyền trẻ em

Một nghiên cứu được thực hiện trên 5 tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam và cho kết quả, trung bình, mỗi năm có ít nhất 6.000 bài báo có nội dung không đảm bảo sự riêng tư của trẻ em.
Ngày nào cũng có bài soi mói đời tư trẻ em trên báo

TS, nhà báo Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, cho rằng, báo chí Việt Nam đang vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của trẻ em. Khi mỗi ngày lướt qua hàng loạt tờ báo mạng cũng thấy những tít giật rất sốc nói về trẻ em như “Những vụ hiếp dâm trẻ em kinh hoàng nhất”, “Tình một đêm của những teen girl”, “Bé gái 13 tuổi bị hiếp dâm đến mang thai”…

Mỗi năm 6.000 bài báo vi phạm quyền trẻ em - ảnh 1
Thận trọng khi đưa hình ảnh trẻ em

Ông Dung dẫn chứng thêm, những bài báo này còn đăng rõ ảnh và địa chỉ của cháu bé như trong câu chuyện về bé gái 8 tháng tuổi ở Bắc Giang bị xâm hại tình dục đã được một tờ báo đăng khá tỉ mỉ, chi tiết. Có báo còn đăng cả ảnh cháu bé, địa chỉ gia đình. 

Có câu chuyện cũng hết sức đau lòng đề cập đến hiện tượng ba cháu bé 13 tuổi bị câm, 8 tuổi và 7 tuổi đều bị bố dượng hãm hiếp trong khi mẹ đẻ cầm gối bịt miệng cháu 13 tuổi không cho cháu kêu la. Nhưng không ít báo phản ánh đậm nét và đưa chi tiết…

Hay như bài “Sóng ngầm” phê phán tục tảo hôn ở Quảng Nam nhưng đăng cả họ tên và ảnh cô dâu người dân tộc. Bài “Đèn sàn” mô tả phong tục người dân tộc ít người như một kiểu chợ tình và đưa ảnh, tên tuổi của bé gái 15 tuổi…

“Còn rất nhiều những vụ việc đau lòng như thế xảy ra khi các nhà báo chạy theo thông tin. Độc giả một ngày đọc hàng chục cái tin như thế, họ có thể ồ, à, thương cảm rồi quên nhưng những nạn nhân trực tiếp của vụ việc, sống ở một địa phương cụ thể thì sẽ không thể nào vượt qua được dư luận xung quanh mình, cũng không thể gạt đi ý nghĩ rằng cả nước, ai cũng biết mình như thế", nhà báo này nói.

"Vượt qua nỗi đau này, thậm chí còn khó khăn và lâu dài hơn nhiều so với việc các em phải phá thai hay chịu nỗi đau thể xác khi bị hiếp dâm, bạo hành”, nhà báo Đỗ Thị Thanh Nhã, Tổng Biên tập báo Phụ nữ Thủ đô nhận định.

Đừng nhắc lại sự việc đau lòng của trẻ

Độc giả một ngày đọc hàng chục cái tin như thế, họ có thể ồ, à, thương cảm rồi quên nhưng những nạn nhân trực tiếp của vụ việc, sống ở một địa phương cụ thể thì sẽ không thể nào vượt qua được dư luận xung quanh mình, cũng không thể gạt đi ý nghĩ rằng cả nước, ai cũng biết mình như thế
Tuy nhiên, theo nhiều nhà báo, hiện nay rất khó để xác định được tờ báo, cơ quan báo chí nào vi phạm quyền riêng tư của trẻ em. Bởi báo chí cũng có luật riêng. Ví dụ như trong các vụ xét xử công khai thì họ vẫn có quyền thông tin. Như vậy, về luật một số trường hợp không sai. Khi chưa có điều luật cụ thể thì chỉ xét về đạo đức của nhà báo khi thông tin về đạo đức và đề cao trách nhiệm của người làm báo.

Xét về góc độ đạo đức, nhà báo Đỗ Thị Thanh Nhã cho rằng, khi viết về trẻ em là những nạn nhân thì không nên gợi lại những thông tin đau lòng của trẻ. Chị lấy một ví dụ cụ thể, mới đây nhất, trong cuộc họp chuẩn bị cho số ra báo mới của báo Phụ nữ Thủ đô, một phóng viên đề xuất đề tài viết về vụ cha cưỡng hiếp con gái ruột xảy ra ở Sóc Sơn, Hà Nội. Hướng đề cập mà phóng viên này đưa ra là tiếp cận người mẹ để nói lên nỗi đau của người mẹ này khi bị rơi vào hoàn cảnh như vậy. Có ý kiến cho rằng nên khai thác theo hướng những ảnh hưởng về tâm lý của đứa trẻ…

Ban biên tập hôm đó đã chỉ đạo, không khai thác chi tiết về vụ việc, cũng không khai thác người mẹ hay tâm lý đứa trẻ mà chỉ tập trung vào việc sẽ rút ra được bài học gì từ vụ việc để tránh làm gợi lại nỗi đau của những người trong cuộc.

Kết quả phóng viên này đã viết một bài báo mà mọi chi tiết liên quan đến vụ việc đều được cắt gọn, và thông điệp rõ ràng: Các bà mẹ cần để ý đến con gái nhiều hơn, ngay sau khi xảy ra những hiện tượng, cần phải cách ly con trẻ để tránh những hậu quả đau lòng. Bài báo như vậy, có được thông tin tốt cho độc giả, thay vì đọc lại những thông tin đau lòng không ai muốn nhắc lại, họ sẽ biết cách để xử lý tình huống.

Luật gia Lê Thế Nhân, Chủ tịch Codes (một tổ chức phi chính phủ) cũng cho biết một kết quả nghiên cứu mới nhất của tổ chức này khiến nhiều nhà báo phải giật mình. Nghiên cứu này được thực hiện trên 5 tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam và cho kết quả, trung bình, mỗi năm có ít nhất 6.000 bài báo có nội dung không đảm bảo sự riêng tư của trẻ em.

Trong đó, phần lớn liên quan đến chủ đề xâm hại tình dục, bạo hành. Đáng chú ý, các em nữ là đối tượng chủ yếu trong các bài báo này và các thông tin về nơi ở của trẻ, khuôn mặt trẻ, trường học… cũng được cung cấp thường xuyên trên báo chí.

Thúy Ngà

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !