Mối lo thừa đàn ông

Tỉ lệ sinh con trai tăng vọt ở Việt Nam đang cảnh báo tình trạng dư thừa nam giới, thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn, có thể sẽ dẫn tới những thay đổi trong hệ thống hôn nhân và gia đình

Trong Buổi hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra sáng 2/11, Ông Nguyễn Việt Tiến, Phó giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung uơng cho biết: “Trong 2 thập kỷ, từ năm 1979 đến năm 1999 tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) ở Việt Nam chỉ tăng trung bình 0,1 %.

"TSGTKS tự nhiên từ 105 trẻ em nam/100 trẻ em nữ. Năm 1999 TSGTKS là 107/100. Nhưng từ năm 2006 đến nay, tỷ số này luôn trong xu huớng tăng, thậm chí tăng mạnh, có năm tăng 1%, tức là gấp 10 lần so với truớc đây".

Quý I/2012 TSGTKS là 113/100, hầu hết các tỉnh trong cả nuớc, đều rơi vào tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Nếu không có sự can thiệp tích cực thì tỷ số GTKS của nước ta có thể liên tục tăng lên khoảng 115/100 vào năm 2015 và tiếp tục duy trì ở mức này cho đến năm 2019. Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn đến nhiều hệ lụy và hiện đang là một thách thức lớn đối với đất nuớc .

Mối lo thừa đàn ông - ảnh 1

"Tình trạng gia tăng TSGTKS sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, thậm chí cả an ninh chính trị khi các thế hệ trẻ em sinh ra hôm nay bước vào độ tuổi kết hôn (ở Việt Nam, thời điểm này sẽ xảy ra vào khoảng năm 2025-2030)", ông Duơng Quốc Trọng Tổng cục truởng Tổng cục DS-KHHGD, Bộ Y tế cho biết

Ông Trọng cũng chỉ rõ, trước hết tình trạng dư thừa nam giới, thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn, có thể sẽ dẫn tới những thay đổi trong hệ thống hôn nhân và gia đình. Một bộ phận nam giới có thể sẽ phải kết hôn muộn và nhiều người trong số họ không có khả năng kết hôn. Một giải pháp tình thế hiện đang được một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc áp dụng là kết hôn với nguời nước ngoài (còn gọi là nhập khẩu cô dâu).

Giải pháp này đã cho thấy một số bất cập  như tạo ra các luồng di cư quốc tế mới, các biến thái mới của nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em gái duới hình thức hôn nhân, đám cuới giả, và trên hết là này sinh các xung đột quốc tế mới giữa các quốc gia “ xuất khẩu cô dâu” và các quốc gia “nhập khấu cô dâu”. Giải pháp này xem ra khó bền vững.

Đồng thời, việc gia tăng  TSGTKS không những không cải thiện đựơc vị thế của nguời phụ nữ mà thậm chí còn làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ có thể phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao. Nguời ta quan ngại về sự bạo hành ở một xã hội khi có  nhiều nam giới độc thân. Ở đó tình trạng bạo hành giới, tình trạng buôn bán phụ nữ vào các cơ sở mại dâm có thể sẽ gia tăng. Vì thế TSGTKS được coi là một trong những chỉ báo quan trọng để đanh giá mức độ tiến bộ của bình đẳng giới trong xã hội.

Cũng cùng quan điểm trên, bà Mandeep K.O’Brien, Quyền Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết: hiện nay, toàn Châu Á “thiếu hụt” tới 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng TSGTKS, một trong những hậu quả của tình trạng phân biệt giới. Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên đối mặt với vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng sự thật  là thách thức này rất rõ ràng và đang ngày càng tăng lên. TSGTKS đã tăng từ 106,2/100 (năm 2000) lên 111,9/100 (năn 2011) và xu huớng rõ rệt này tiếp tục gia tăng.

Bà khẳng định: “Mất cân bằng GTKS sẽ ảnh huởng tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tuơng lai, dẫn tới việc dư thừa nam giới trong xã hội. Các hậu quả về lâu dài rất nghiêm trọng: Việc thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm hơn và có thể bỏ học để lập gia đình. Bên cạnh đó, nguy cơ gia tăng về nhu cầu mại dâm; đường dây buôn bán phụ nữ”.

“Phân biệt đối xử đối với trẻ em gái ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này là mặt trái xã hội, là sự vi phạm nhân quyền cần phải chấm dứt. Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng đuợc huởng sự yêu thuơng, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình”, bà Mandeep K.O’Brien khẳng định.
Lan Nguyễn

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !