MobiFone đã được dựng lên từ hai bàn tay trắng

Ngày 16/4/1993, mạng di động đầu tiên của Việt Nam ra đời với thương hiệu MobiFone. Sau 20 năm, dịch vụ di động đã trở nên bình dân với hầu hết người dân Việt Nam. BĐVN đã phỏng vấn ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện về thời kỳ lập mạng di động đầu tiên này.

Ý tưởng cho ra đời mạng di động đầu tiên tại Việt Nam có từ bao giờ, thưa ông?

Năm 1987, lãnh đạo Tổng cục Bưu điện đã quyết định đi thẳng vào công nghệ số hóa. Mạng lưới analog của Việt Nam lúc đó rất nhỏ bé, cho nên phải sử dụng lợi thế của người đi sau, trong xu hướng là thế giới đã và đang bắt đầu chuyển sang số hóa lĩnh vực viễn thông. Ngay tại thời điểm đó, 95-97% mạng viễn thông thế giới vẫn là analog và các hãng sản xuất viễn thông trên thế giới vẫn tiếp tục sản xuất các thiết bị này. Một số nước bắt đầu chuyển sang số hóa, và họ sẵn sàng bán lại kỹ thuật cho mình. Lúc bấy giờ, do Việt Nam rất nghèo và viễn thông chưa phát triển nên lãnh đạo Tổng cục đã phải có nhiều cuộc thảo luận và phân tích để chọn con đường nào tốt nhất và cuối cùng quyết định đi thẳng vào con đường số hóa. 

Ba năm sau khi đất nước bắt đầu quá trình đổi mới, ngành BCVT Việt Nam đã có những bước đột phá bằng việc mở liên lạc viễn thông quốc tế qua hệ thống thông tin vệ tinh mặt đất với hai Trung tâm đặt Hà Nội và TP.HCM, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1991, hệ thống tổng đài điện tử được đưa vào khai thác tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định… Đây là thời kỳ ngành BCVT hoàn thiện việc số hóa bằng các tổng đài điện tử và truyền dẫn bằng hệ thống viba số. Điện thoại và fax hoàn toàn tự động trong nước và quốc tế thay thế dần cho dịch vụ điện báo và telex.

Những năm 1990-1991 là giai đoạn chuẩn bị cho ngành BCVT bước vào thời kỳ tăng tốc. Đầu tư nước ngoài phát triển mạnh. Nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động bắt đầu xuất hiện, nhất là thị trường TP.HCM. Lúc đó, Tổng cục Bưu điện bắt đầu nghiên cứu đưa thông tin di động vào Việt Nam và tiếp xúc với một số đối tác để chuẩn bị triển khai như SingTel, Acatel, Siemens, Ericsson…

Từ 1991 đến 1993 đã xuất hiện công nghệ di động tế bào công nghệ số GSM, được triển khai nhiều tại châu Âu. Tuy nhiên, công nghệ này còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa được thương mại hoá rộng rãi. Tổng cục Bưu điện đứng trước tình huống nhu cầu thông tin di động đã xuất hiện nhưng câu hỏi đặt ra là lựa chọn công nghệ nào phù hợp với Việt Nam? Thế giới đã sử dụng các hệ thống di động tế bào 20 năm nhưng hầu hết dùng công nghệ analog. Cũng có ý kiến đề nghị lựa chọn công nghệ analog cho Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của thị trường lúc bấy giờ. Nhưng Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân và lãnh đạo ngành BCVT đã quyết định chọn công nghệ số để thẳng tiến tới công nghệ hiện đại và đồng bộ mạng lưới từ nội hạt, truyền dẫn đều sử dụng công nghệ số. Công nghệ thông tin di động được chọn lựa là công nghệ số GSM. Dù quyết tâm đi theo con đường công nghệ số GSM, nhưng thực tiễn lúc đó rất khó khăn do công nghệ này đang gặp khó khăn trong thương mại hóa, thiết bị đầu cuối chưa hoàn thiện và giá thành rất cao.

Năm 1992, Tổng cục Bưu điện đàm phán với các đối tác để chuẩn bị đưa công nghệ GSM triển khai trên phạm vi toàn quốc. Tháng 7/1993, lựa chọn Acaltel là nhà sản xuất thiết bị để triển khai mạng di động đầu tiên tại Hà Nội. Sau đó, cuối năm 1993 và đầu năm 1994, mạng GSM được tiếp tục mở rộng ở TP.HCM với đối tác Ericsson. Đến năm 1994, mạng GSM được thiết lập và chính thức cung cấp dịch vụ tại một số thành phố lớn. Công nghệ này cũng được lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn của châu Âu và ITU để đưa vào thị trường Việt Nam. 

HHA_9803_S.jpg
Sau 20 năm, dịch vụ thông tin di động đã trở nên bình dân với hầu hết người dân Việt Nam.

Ban đầu Bưu điện Hà Nội và TP.HCM được lựa chọn triển khai mạng di động đầu tiên, nhưng tại sao sau đó lại thành lập MobiFone?

Tổng cục Bưu điện chủ trương phải tạo sự quản lý thống nhất mạng GSM trên phạm vi toàn quốc nên đã thành lập MobiFone. Việc thành lập MobiFone sẽ thúc đẩy phát triển mạnh mạng GSM và năm 1993 - MobiFone ra đời. Trước đó, Tổng cục Bưu điện cũng thành lập Công ty Viễn thông quốc tế (VTI) để quản lý thống nhất mạng viễn thông quốc tế.

Thưa ông, lý do nào chúng ta lựa chọn Comvik để hợp tác xây dựng mạng MobiFone?

Thời kỳ đầu phát triển viễn thông Việt Nam, chúng ta rất hạn chế về vốn. Đến năm 1989 mới có 1,7 triệu USD để mua tổng đài điện tử nên phải mua thiết bị trả chậm và hợp tác BCC để có vốn đầu tư. Tổng cục Bưu điện cho rằng cần hạn chế vay trả chậm vì sẽ gặp bất lợi về giá. Cũng có một số đối tác muốn vào Việt Nam từ sớm, nhưng việc đàm phán cũng rất nhạy cảm. Chúng ta phải tìm một đối tác có kinh nghiệm, có vốn để giúp chúng ta triển khai mạng di động này.

Qua thành công của BCC triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế với Tesltra, chúng ta tiếp tục đàm phán BCC với Comvik vì quan hệ Việt Nam - Thuỵ Điển cũng gắn bó đặc biệt. Hơn nữa, đây là nước sản xuất thiết bị mạng di động có công nghệ hiện đại với đại diện tiêu biểu là Ericsson và nhà khai thác nhiều kinh nghiệm Comvik. Việc hợp tác với Comvik từ năm 1996 đã giúp cho MobiFone có vốn và công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý hiện đại.

Qua quá trình lựa chọn công nghệ và đối tác thì MobiFone chính là minh chứng thành công thứ hai trong hợp tác nước ngoài của viễn thông Việt Nam. Phải nói là trong 10 năm hợp tác với đối tác Comvik, MobiFone đã có một nguồn vốn tốt của nước ngoài đầu tư. Bên cạnh đó, MobiFone đã có được đội ngũ cán bộ nhân viên có phong cách quản trị doanh nghiệp và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tối ưu hóa mạng lưới để có chất lượng tốt. Ngay từ đầu, với quan hệ hợp tác như vậy, MobiFone đã trở thành một thương hiệu lớn của Việt Nam. 

Năm 1993, chúng ta đã có mạng MobiFone, nhưng cơ sở nào để thành lập tiếp mạng VinaPhone?

Cũng có ý kiến cho rằng tại sao phải thành lập mạng VinaPhone khi chúng ta đã có MobiFone. Lúc mới thành lập, MobiFone trực thuộc Tổng cục Bưu điện và nằm ngoài VNPT. Khi thành lập các Tổng công ty 91, Tổng cục Bưu điện chủ trương đưa MobiFone vào VNPT cùng với các công ty trong khối công nghiệp. Lúc đó, MobiFone bắt đầu hợp tác với Comvik và vẫn phát triển tốt, nhưng Tổng cục Bưu điện và VNPT quyết định xây dựng mạng di động thứ 2 là VinaPhone, hoàn toàn do phía Việt Nam quản lý và xây dựng. Sở dĩ đưa ra quyết định này vì lãnh đạo ngành BCVT nhìn nhận chắc chắn nhu cầu dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam sẽ bùng nổ, nhưng Comvik cam kết chỉ đầu tư 130 triệu USD cho MobiFone trong vòng 10 năm. Mức đầu tư này rất hạn chế và không thể đáp ứng sự phát triển của thông tin di động Việt Nam.

Quan điểm của lãnh đạo ngành là cần có mạng di động thứ hai để giành thế chủ động và không thể duy trì độc quyền trong kinh doanh ở một thị trường được dự đoán là bùng nổ. Hơn nữa, nếu không có mạng di động thứ hai sẽ rất dễ bị rủi ro khi không đàm phán được với đối tác trong quá trình phát triển MobiFone. Năm 1995, tôi chuyển từ Tổng cục Bưu điện sang làm Tổng giám đốc VNPT. Khi đó, việc đàm phán với đối tác để tăng đầu tư cho MobiFone 50 triệu USD mất vài tháng trời vẫn chưa xong. VNPT đang trong thời kỳ tăng tốc giai đoạn I nên cũng có nguồn ngoại tệ để xây dựng mạng di động thứ hai của riêng mình. Với quyết tâm đó, tháng 6/1996, chúng ta đã khai trương mạng VinaPhone, giành được thế chủ động và tạo sự cạnh tranh nhất định để phát triển dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam. Thực tế triển khai đã chứng minh được quyết định đó là đúng đắn. Động thái này đã giúp cho MobiFone được đối tác tăng vốn đầu tư cho mạng lưới lên 230 triệu USD.  

Từ khi có mạng di động đầu tiên là MobiFone, đến nay đã có rất nhiều mạng di động. Hiện ông đang dùng mạng di động nào?

Ngay từ ngày đầu tiên có mạng di động tôi đã dùng MobiFone. Sau này, khi VinaPhone ra đời, tôi cũng có 1 số của VinaPhone nhưng tôi không dùng mà đưa cho người khác. Hiện tôi vẫn dùng mạng MobiFone vì nhu cầu cũng chỉ có thế. Tất nhiên, trong quá trình sử dụng và quan sát, tôi cũng chú ý tới các mạng khác nhưng tôi vẫn thấy chất lượng của mạng MobiFone tốt. Trong một số thời điểm, chất lượng mạng cũng có một chút vấn đề nhưng nhìn chung tôi khá hài lòng.

Cảm ơn ông!

Theo ICTnews

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Du lịch Đà Nẵng: Khám phá Bà Nà về đêm chỉ từ 500.000 đồng

Từ tháng 10/2024, khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) áp dụng chính sách giá combo “Ba Na By Night” linh hoạt theo từng khung giờ lên cáp treo.

Fansipan, Sa Pa - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến đi du lịch tại Fansipan, Sa Pa - nơi nắng vàng như rót mật, khí hậu mát lạnh, ruộng bậc thang mùa lúa chín rực vàng và tưng bừng các lễ hội.

Lý do Hà Nam có cơ hội trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’

Được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”, Hà Nam là nơi-phải-đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa.

Hà Nam được đề cử 2 hạng mục tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại 2 hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”.

Fansipan rực rỡ với thảm hoa tím trải dài tới tận chân trời

Tháng 8, đồi hoa tím trải rộng hơn 15.000m2 tại Sun World Fansipan Legend rực rỡ khoe sắc, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của dãy núi cao nhất Việt Nam.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Đang cập nhật dữ liệu !