MH370 mất tích - "Cái tát đau" dành cho phòng không Malaysia

Quá trình điều tra về sự mất tích của chuyến bay MH370 đã để lại nhiều dấu hỏi, trong đó có cả vai trò của lực lượng phòng không Malaysia trong sự kiện này.

Tại sao quân đội không nhận biết ngay lập tức sự kiện đang xảy ra? Khoảng trống nào trong hệ thống phòng không của Malaysia ở một khu vực hiện đang rất nóng bỏng về vấn đề an ninh hiện nay?

Vấn đề nổi lên hiện nay là radar quân sự của Malaysia trước đó đã nhận được một liên lạc không xác định trên không phận của đất nước, hiện đã được khẳng định là MH370. Tuy nhiên, lực lượng không quân của nước này có vẻ đã không đưa ra một hành động nào vào thời điểm đó.

MH370 mất tích -

Lực lượng không quân Malaysia tìm kiếm máy bay mất tích trên Biển Đông.

Phát biểu trên BBC, cựu phi công của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) và là nhà phân tích hàng không vũ trụ Andrew Brookes đặt câu hỏi: “Lực lượng phòng không - không quân Malaysia đã ở đâu trong tất cả các vấn đề này?”

"Kể từ ngày 11/9, hệ thống phòng không trên thế giới luôn được cảnh báo về một chiếc máy bay chở khách bị tấn công sẽ nhằm vào các mục tiêu quan trọng. Và vài mục tiêu có nhiều uy tín hơn so với tòa tháp đôi Petronas ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur", ông Brookes nói.

Theo ông Brookes, kể cả khi nếu MH370 quay đầu trở lại mà không phát cảnh báo, chuông báo động cũng phải rung lên trong tâm trí của quân đội Malaysia và các nhà chính trị có quyền ra quyết định.

“Khi câu chuyện trở nên bí ẩn như vậy, chính phủ và không quân Malaysia sẽ có nhiều vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết, nhất là khi có những khoảng trống rõ ràng trong việc giám sát khu vực phòng không rộng lớn của họ”, ông Brookes cho biết.

MH370 mất tích -

Sơ đồ dự đoán hướng bay của chiếc máy bay hiệu MH370 kể từ sau khi phát ra tín hiệu cuối cùng trên Biển Đông.

Trong bản báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) công bố về vấn đề cân bằng quân sự nói rằng Malaysia đã có "chương trình hiện đại hóa thiết bị đáng kể, giúp phát triển năng lực của họ để bảo vệ bên ngoài". Mặc dù vậy, lực lượng không quân của Malaysia vẫn còn tương đối nhỏ.

Rõ ràng, câu hỏi lớn nhất hiện nay là độ bao phủ các vùng trống của hệ thống radar và tiến trình làm việc của hệ thống này.

Cũng còn có những câu hỏi chưa được trả lời về hồ sơ hành khách hay phi hành đoàn tham gia chuyến bay MH370 khi họ có thể giúp một máy bay chở khách khổng lồ Boeing 777 có thể thoát khỏi sự giám sát.

Quyền Bộ trưởng Giao thông kiêm Bộ trưởng Quốc phòng của Malaysia, ông Hishammuddin Hussein đã bác bỏ ý kiến ​​cho rằng quy trình vận hành tiêu chuẩn đã bị vi phạm. "Đây là một trường hợp chưa từng có", ông nói, "Sự kiện này có thể thay đổi lịch sử hàng không. Tôi nghĩ đó là bài ​​học kinh nghiệm cho tất cả mọi người".

Malaysia đã yêu cầu các quốc gia khác trong khu vực và các nước xa hơn xem xét lại radar của họ, cả ở cấp cao (chủ yếu là quân đội) cũng như cấp thấp (chủ yếu là dân sự).

Đây là một khu vực có nhiều đầu tư phát triển trong khả năng phòng thủ tiên tiến. Nhưng một câu hỏi có thể đặt ra cho các quốc gia khác là liệu khả năng phòng thủ trên không của họ đã thực sự khá như họ nghĩ chưa, hay vẫn có những khoảng trống nhất định?

Chiếc máy bay mất tích đã được xác định là bay về hướng quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Tuy nhiên, hệ thống radar quân sự được báo cáo là đã không hoạt động khi mức độ nguy hiểm được xem là thấp.

Tại Bắc Mỹ và châu Âu, nếu có sự việc tương tự xảy ra, việc giám sát liên tục được thực hiện. Họ còn có sự hợp tác chặt chẽ giữa kiểm soát không lưu quân sự và dân sự.

Vì vậy, nếu các nhà khai thác radar quân sự phát hiện ra một liên lạc không xác định, thủ tục bình thường sẽ được kiểm tra với các đối tác dân sự của họ và tìm cách nhận dạng thông qua hệ thống phát nhận tín hiệu.

Nếu cách này không được, họ sẽ nỗ lực để liên lạc với máy bay qua đài phát thanh. Nếu tiếp tục không nhận được phản ứng, họ sẽ cử máy bay chiến đấu ra giám sát.

Những thủ tục nói trên đã được thiết lập từ lâu, thường xuyên được thực hiện trong Chiến tranh Lạnh và đã được tinh lọc kể từ sau sự kiện 11/9.

Tất nhiên, hầu hết các radar giám sát đều có những hạn chế riêng. Ví dụ, việc theo dõi máy bay bay ở tầm thấp luôn là một thách thức. Thậm chí cả những hệ thống phức tạp nhất cũng có thể nằm ngoài khả năng bảo vệ bởi những tình huống bất ngờ.

Nổi tiếng nhất vào năm 1987, phi công nghiệp dư của Đức Mathias Rust đã khiến quân đội Liên Xô xấu hổ bằng cách xuyên thủng hệ thống phòng không phức tạp nhất thế giới và đáp xuống Quảng trường Đỏ ở Matxcơva.

Ngày 11/9/2011, mặc dù các máy bay chiến đấu phòng không của Mỹ cuối cùng cũng được phát lệnh xuất phát, họ vẫn định hướng sai và bay ra biển. Không ai dự kiến được một mối đe dọa trên không lớn như vậy trong vùng phòng không của Mỹ.

Nhưng sự kiện đó đã thay đổi đáng kể nhận thức và thủ tục hàng không ngày nay.

PHAN SƯƠNG (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !