Mẹ mất sớm phải đi nhặt ve chai nữ sinh trở thành thủ khoa Học viện Báo chí

Đỗ Thị Phương Huệ, sinh viên lớp Truyền hình chất lượng cao K39 – là một trong các thủ khoa kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2019 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền với 27,5 điểm. Thế nhưng ít ai biết rằng, trong quá khứ Huệ từng phải đi nhặt ve chai phụ giúp gia đình sau khi mẹ qua đời.
Được biết  Huệ sinh ra và lớn lên ở Lãng Công, Sông Lô (Vĩnh Phúc) vùng đất thuần nông nhiều gian khó. Nhà em cũng như bao gia đình khác, lấy nông nghiệp làm chỗ dựa kinh tế. 

Theo lời kể của Huệ tôi được biết, trước đây, bố của Huệ do đi bốc vác cám, gỗ, xi măng thuê, công việc nặng nhọc, vất vả suốt thời gian dài khiến bố em lao lực, sức khỏe không còn như trước.

Chính vì vậy, mẹ của Huệ là trụ cột chính của gia đình từ nghề phụ hồ, người phụ nữ ấy phải gánh vác nuôi cả gia đình 7 người gồm bố mẹ chồng, chồng, 3 con. 

Những tưởng mọi thứ cứ như vậy mà tiếp diễn, nhưng một tai họa đổ ập xuống gia đình em vào năm em học lớp 11, mẹ đột ngột qua đời sau một cơn ốm kéo dài vỏn vẹn 5 ngày. Lúc đó, em út của Huệ mới 18 tháng tuổi, còn đang bú mẹ. 

Mất mẹ, cả nhà mất đi người lao động chính, gia đình vốn khó khăn lại càng chật vật hơn. Không ai khác, chính cô bé 18 tuổi Minh Huệ phải gồng mình lo toan gia đình, chăm sóc bố và các em thơ.

Phương Huệ đau đớn khi nhớ lại sự ra đi của mẹ

Đứng trước ngưỡng cửa thi THPT quốc gia, em dồn hết sức vừa học vừa làm thêm phụ giúp bố. Ngày ngày, em đi nhặt ve chai, vò lúa, việc gì kiếm được tiền em đều đồng ý. Cứ thế, mỗi buổi sáng cô gái 18 tuổi lấy xôi của cô bán hàng vào trường bán lại và kiếm được 15 nghìn đồng phụ giúp bố.

Trừ thời gian đi học phải nhờ bà nội trông em, cô gái sinh năm 2001 thay mẹ quán xuyến việc gia đình. Đi học về là chị cả lại ôm em, lo cơm nước, phụ giúp ông bà và bố việc nhà. Nhờ vào những khoản học bổng do là học sinh giỏi, em có thể giúp bố trang trải phần nào khi lên Hà Nội học đại học.

Nói về bí quyết để giành điểm cao và là thủ khoa đại học, Huệ cho biết em cũng không có bí quyết nào cả. Chỉ đơn giản là sự bền bỉ từng ngày. Em may mắn vì có ông bà, ông bà trông nom em út cho em, để em yên tâm lo học.

Được biết, Huệ rất cố gắng trong học tập, 12 năm phổ thông Huệ đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. 

Ngoài ra, Huệ còn giành giải Nhất môn Lịch sử lớp 10 và vượt cấp lớp 12 cấp tỉnh. Giải Nhất môn Lịch sử và giải Ba môn ngữ văn cấp tỉnh lớp 11, giải Nhất môn Lịch sử cấp tỉnh lớp 12. 

Năm 2017-2018, đại diện tỉnh Vĩnh Phúc tham dự cuộc thi “Tự hào Việt Nam” vòng chung kết toàn quốc tại Hà Nội. 

Đạt số điểm cao trong kì thi năm 2019, đứng trước rất nhiều sự lựa chọn, Huệ cho rằng, người chọn nghề nhưng nghề cũng chọn người.

“Em rất hâm mộ nhà báo Tạ Bích Loan, nhà báo Lại Văn Sâm, MC Loan Trần… đó là những người đã truyền cảm hứng để em lựa chọn nghề báo và mong muốn trở thành một nhà báo giỏi.

Em cảm thấy nghề báo phù hợp với mình. Nghề báo cho em cơ hội để viết, để nói lên chính kiến, để đi nhiều nơi và tích lũy cho mình vốn sống. Mơ ước sau này của em là làm theo niềm đam mê của mình, công việc có thể chủ động về kinh tế để lo cho chính bản thân và lo cho gia đình”, Huệ chia sẻ.

Huệ cho biết những ngày mới lên Hà Nội, nhiều thứ khiến em “choáng”, nhưng giờ em đã dần thích nghi. Hiện tại, em đang ở nhờ nhà một chú họ và không mất tiền ăn, ở. Bù lại, em hàng ngày đến trường xa cả chục cây số.

Ước mơ của Huệ là trở thành một nhà báo giỏi. Biết rằng, con đường đó chẳng dễ dàng chút nào, nhưng trong Huệ vẫn ấp ủ một niềm tin mãnh liệt. Em luôn tự hứa với mình phải cố gắng hơn nữa, trau dồi ngoại ngữ, kiến thức chuyên ngành để có thể biến ước mơ thành hiện thực. 

Hoàng Thanh
Từ khóa: thủ khoa Học viện Báo chí và Tuyên truyền Vĩnh Phúc nữ sinh đi nhặt ve chai

Lễ khai giảng ‘đa sắc màu’ của hệ thống trường TH School

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 với chủ đề “Going Beyond - Không ngừng vươn xa”, các em học sinh mới của TH School tự tin bước trên thảm đỏ trong tiếng chuông rộn ràng, trên tay là những lá cờ nhiều màu sắc đại diện cho các quốc gia quê hương mình.

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !