Mê mẩn loài mai vàng 5 cánh quý hiếm dưới chân núi đèo Ngang

Xưa nay, trên các dãy núi ở Kỳ Nam nổi tiếng có loài mai vàng, 5 cánh với màu sắc rực rỡ, được nhiều người ưa chuộng. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người dân lại kéo nhau lên các dãy núi Hoành Sơn, núi Mũi Độc... chặt mai về chưng trong những ngày tết.

Mảnh đất cực Nam của Hà Tĩnh, nơi Đèo Ngang hun hút gió đã từng tồn tại cả rừng mai vàng rực rỡ từ bao đời mà không ai để ý tới, khi  mọi người bắt đầu ý thức được giá trị của nó thì rừng mai đã lụi tàn bởi sự vô tình của con người. Vậy nhưng trong tiếng kêu tuyệt vọng của giống mai vàng Đèo Ngang, nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với niềm đam mê, sự cần cù, kiên trì, cây mai cảnh đã trở thành cây “xóa đói giảm nghèo” cho người nông dân Kỳ Nam- nơi từng được xem còn nghèo nhất miền Trung.

Những cánh mai vàng dưới chân dãy Hoành Sơn hùng vĩ kheo sắc dịp tết đến xuân về.

Đời sống của nhiều hộ gia đình nơi đây đã thay da, đổi thịt nhờ biết khoanh nuôi bảo vệ những cây mai cuối cùng, rồi nhân giống đem bán cho khách sang trong Nam, ngoài Bắc.

Theo người dân địa phương, mai tại đây có 3 loại: Mai rừng, mai biển và mai cồn. Trong 3 loại thì mai cồn vẫn là giống đẹp nhất vì có hoa to, sắc vàng đậm có bông 5 cánh, 6 cánh và có khi lên đến 10 cánh.

Ở Kỳ Nam có ba loại mai chính là mai rừng (mọc trên rừng), mai biển (mọc dọc bờ biển) và mai cồn (mọc ở các cồn cát). Trong ba loại cây ấy, mai cồn vẫn được ví là “công chúa” bởi có hoa rất to, sắc vàng đậm, có bông 5 cánh, 6 cánh và có khi lên đến 10 cánh, đặc biệt mai cồn lại thường nở đúng vào dịp Tết nguyên Đán. Nhờ có nét đặc trưng riêng có nên những năm gần đây mai vàng Kỳ Nam đã chinh phục được người tiêu dùng bởi sự độc đáo, quý phái từ loài hoa này.

Người dân tại xã Kỳ Nam nay đã biết nhân giống loại mai cồn để trang hoàng cho dịp tết đến. Ngoài ra, họ còn nhân giống loại này để bán cho người dân về chơi tết.

Theo nhiều người trồng mai cảnh Kỳ Nam, việc kiếm giống, chăm sóc cây mai không quá khó khăn, vất vả. Ở nông thôn có vườn rộng nên mọi người ai cũng có thể trồng được mai. Trong đó, vào dịp cuối năm thường thời tiết lạnh giá nên cần phải bứt tỉa lá đúng thời điểm thì mai mới ra hoa vào đúng dịp mình mong muốn. Và theo kinh nghiệm của một số người trồng mai thì cứ vào khoảng giữa tháng 11 âm lịch bứt, tỉa hết lá là vừa mai trổ hoa vào dịp tết.

Ông Nguyễn Viết Xuân, thôn Minh Thành, xã Kỳ Nam (TX. Kỳ Anh), người có thâm niên 20 năm trồng mai cho biết: Về nguồn gốc thì tôi không nhớ rõ lắm, chỉ biết rằng, ngày trước cây mai mọc trên các triền núi. Người dân chúng tôi mỗi dịp tết đến, xuân về thường lên đây đào cây về trồng.

Theo ông Xuân, chủ của 500 gốc mai cho biết, mai nở đúng dịp tết hay không phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Năm nay thời tiết thuận lợi mai ra nhiều búp nở đúng dịp tết.

Do nhiều người lên đào về trồng nên cây mai ngày một hiếm. Lúc đó, chúng tôi mới nghĩ đến việc nhân giống mai, vừa là để trang hoàng cho ngày tết vừa bán cho người từ nơi khác đến mua.

“Nhà tôi trồng khoảng 500 gốc mai, đến dịp Tết lại có thêm thu nhập từ cây mai. Năm nay thời tiết khá thuận lợi, mai nở đúng vào dịp tết nên có nhiều khách đặt mua rồi".

Đưa PV ra thăm vườn mai, ông Xuân kể, nghề trồng mai có từ lâu đời ở Kỳ Nam. Theo ông, ngoài niềm đam mê cây cảnh thì đây cũng là một nghề cho nguồn thu nhập khá. Thế nhưng, cây mai nở đúng dịp tết hay không phụ thuộc phần lớn do thời tiết. 

Trước những lợi thế của địa phương, chính quyền xã Kỳ Nam đã có nghị quyết phát triển cây mai cảnh nhằm động viên, khuyến khích mọi người bảo tồn, gìn giữ vẻ đẹp cây mai và phấn đấu đưa cây mai trở thành hàng hoá đem lại thu nhập thường xuyên cho nhiều hộ dân trong dịp tết Nguyên đán hàng năm.

Hiện nay, hầu như nhà nào ở Kỳ Nam cũng đều trồng mai cảnh, trong đó có khoảng hơn trên 30% hộ trồng trên 100 cây và có khoảng hơn 08 hộ trở thành mô hình trồng 500-700 cây. Cây mai đã giúp hàng chục nhà có thu nhập khá, mai Kỳ Nam bây giờ không chỉ được trồng trong địa phương mà nhiều gia đình ở các xã khác cũng đã đưa giống về trồng.

Ông Nguyễn Đình Vin, Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh) cho chúng tôi biết, nghề trồng mai tại xã Kỳ Nam tuy cho thu nhập tốt cho các hộ gia đình, thế nhưng nghề này cũng lắm rủi ro do phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, sâu bệnh.

“Ngày trước, xã có nhiều hộ dân trồng mai, nhưng hiện nay người dân đang giảm diện tích trồng mai lại vì quá bấp bênh.

Xã đang lên phương án để giúp bà con trồng mai về kỹ thuật cũng như phân bón để người dân có thể sống tốt bằng nghề này”, ông Vin nói.

M.Hằng - H. Vũ

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !