Mẹ già héo úa trong bi kịch "nồi da nấu thịt"

"Thân là anh cả nhưng vô trách nhiệm với bố mẹ. Tôi đang ăn cơm mà Thân còn vào giằng, đổ đi. Gia đình thế này bi kịch quá rồi", cụ Bấm nói.

Cám cảnh nồi da nấu thịt vì tranh giành đất đai

Ngày 6/8, TAND TP. Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trịnh Văn Phú (SN 1970, ở Mê Linh, Hà Nội) về tội cố ý gây thương tích. Bị hại là anh trai Phú, ông Trịnh Văn Thân (SN 1952, cùng ở Mê Linh, Hà Nội).

Theo cấp sơ thẩm, ngày 15/8/2011, trong khi Phú nhờ Thân và các anh em khác tới dọn đồ có xảy ra mâu thuẫn. Thân mang danh nghĩa anh cả đã đánh Phú. Con gái thứ 2 của Phú ra can ngăn thì bị bác ném gạch vào sườn, ngất xỉu. Phú bế cô con gái vào nhà trong rồi mang tuýp sắt ra đấu lại với mấy người anh đang cầm xẻng định vụt mình. Phú lấy tuýp sắt đánh Thân khiến anh này bị thương tích. Phú bị phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Mẹ già héo úa nhìn con cạn tình

Trong quá trình điều tra, ông Thân có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự cho em trai, không yêu cầu bồi thường nhưng khi thấy tòa tuyên Phú nhận án treo, người anh này lại kháng án. "Tôi yêu cầu phải cho Phú ngồi tù, bồi thường tiền thuốc men, tổn hại sức khỏe cho tôi", Thân nói.

Nhìn hai con trai cả yêu cầu bỏ tù em, cụ bà Nguyễn Thị Bấm (SN 1930) lắc đầu ngao ngán. Cụ bà còng rạp, phải ôm gối ngồi mới vững. "Tôi có 4 con trai, 3 con gái. Từ trước tới nay, thằng Phú nuôi bố mẹ, các anh chị không nhìn ngó tới. Vậy mà bây giờ, bi kịch gia đình lại tới nông nỗi này", cụ Bấm buồn bã nói.

Mẹ già héo úa trong bi kịch
Cụ Bấm bên cạnh Phú, an ủi con trong giờ nghỉ nghị án.

Theo bị cáo Phú, tuy gia đình có nhiều anh chị em nhưng không ai ngó ngàng tới bố mẹ già. Năm 2003, trước khi mất, bố Phú đã để lại di chúc cho con út phần đất hương hỏa. Phần đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ mang tên Phú mà không có tranh chấp gì.

Khoảng trước năm 2010, vì hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, thuộc diện nghèo của xã, vợ chồng Phú phải bỏ lại 4 đứa con nhỏ vào miền Nam buôn bán đồng nát. Khoảng đầu năm 2010, một người anh của Phú là Trịnh Văn Tỵ từ nước ngoài về. 3 người trong gia đình ông Tỵ, ở luôn trong ngôi nhà cấp 4 của Phú, đòi phải chia đất.

Vợ chồng Phú vẫn mải làm ăn, tới đầu năm 2011, mới về quê xây lại nhà. "Tôi mời anh em đến, hỏi ý kiến về việc xây nhà thì anh Thân bắt đầu có ý nghĩ đòi phần đất để cho anh Tỵ. Mâu thuẫn giữa anh em tôi ngày càng sâu thêm", Phú nói.

Thân thì cho rằng di chúc của bố để lại đất cho Phú là không đúng và đòi được chia đất. Cụ Bấm nghe Thân nói đã đứng lên phản đối. Theo cụ, Thân là con cả nhưng "vô trách nhiệm". "Tôi đang ăn anh Thân còn đổ bát cơm của tôi đi. Ngày xưa, Phú có trách nhiệm nuôi đứa con hơn 1 tháng tuổi cho Thân, nay lại nuôi bố mẹ già. Vậy mà nay nó kiện em trai. Tôi làm di chúc, anh nào có trách nhiệm với bố mẹ thì chúng tôi cho người đó đất", lời cụ Bấm.

Thấy em út vất vả làm ăn xa nhà, về xây ngôi nhà 2 tầng thì ông Thân và Tỵ nhất quyết đòi phải chia lại đất. Mâu thuẫn khiến xô xát xảy ra. Trước tòa, Thân còn mắng mẹ mình vì đã bênh vực con út.

Nhìn bà cụ già bỏm bẻm nhai trầu, đi lại phải vịn vào tường, vào ghế, 3 vị thẩm phán trong HĐXX tỏ ra bức xúc trước việc làm của Thân. Họ hết lời khuyên giải để Thân rộng lượng với em trai mình cho mẹ già bớt đau lòng nhưng người đàn ông này vẫn kiên quyết "không có anh em gì nữa".

Sau khi xem xét hành vi của Phú, tòa tuyên y án sơ thẩm, phạt bị cáo 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Về phần dân sự, vì cấp sơ thẩm không xử nên phúc thẩm không xem xét, ông Thân có quyền kiện ở một vụ án dân sự.

Cụ Bấm còng gần sát đất, vất vả vịn vào cháu gái từng bước ra khỏi phòng xử án, không thấy ánh nhìn nảy lửa từ phía Thân.

Nhật Mai

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !