Mẹ ăn cám lợn nuôi con ăn học: Tại sao báo chí phải dừng đăng?

Cho đến thời điểm này, quan điểm của Nhà báo Vĩnh Quyên, Đài VOV, đã thu hút rất nhiều ý kiến tham gia bàn luận. Có nhiều ý kiến tỏ ra không đồng tình với cách đặt vấn đề của Nhà báo Vĩnh Quyên.

Báo chí có nên dừng lại việc cổ vũ những tấm gương hy sinh của cha mẹ để cho con vào đại học hay không? 

Những người con chấp nhận sự hy sinh kinh khủng (ăn cám lợn, ở ống cống, ăn xin...) của bố mẹ cho việc học của mình có nên không? Và nếu chấp nhận thì có phải là vô cảm, là nhẫn tâm không?... 

Để cùng giải đáp những câu hỏi này, Infonet trân trọng kính mời độc giả tham gia bàn luận. 

Mọi ý kiến xin gửi về email toasoan@infonet.vn, hoặc gửi bình luận của quý vị dưới cuối bài viết này. Đối với những bài viết gửi về được đăng tải, Infonet.vn sẽ trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn.

Qua email chúng tôi nhận được ý kiến của độc giả ký tên Thảo Mộc (tên thật là Đặng Thị Thảo), Thạc sĩ Ngữ văn, hiện nay đang là chủ trang Thatre.vn. Dưới đây, là ý kiến của độc giả Thảo Mộc.

Theo quan điểm cá nhân tôi, việc các bài báo viết về sự hi sinh của những người cha, người mẹ để con cái học hành nên người vẫn nên tiếp tục được duy trì.

Mấy hôm nay, trên đường tôi đi chợ, đi qua 1 trường THCS, nơi được mượn địa điểm để tổ chức thi Đại học, tôi thấy la liệt những người cha, người mẹ, người anh, người chị, đứng ngoài cổng trường ngóng vào trong, mặt đầy phấp phỏng lo âu. 

Không đừng được, tôi dừng lại và nghĩ về hơn 10 năm trước. Đó cũng là cảnh mà bố mẹ tôi đã làm. Bố mẹ tôi cũng như dòng người này, đang đứng ngoài cổng đón chờ tỉ mỉ từng nét tâm trạng trên khuôn mặt tôi. Bài làm được hay không làm được, họ vẫn luôn cười. Cố gắng cười trước cái nắng oi ả của miền Trung, chỉ để cho con gái cảm thấy thoải mái, vững tin vào môn thi tiếp theo...

Tôi đã đi làm, đã trưởng thành, và mỗi lần nghĩ về sự hy sinh, sự nuôi nấng, chăm bẵm của bố mẹ, tôi luôn cố gắng sống tốt hơn, làm tốt hơn, để hạn chế nhiều nhất sự lo lắng, buồn lòng của Người.

Đặt trường hợp về việc “mẹ 10 năm ăn cám lợn, bố đi ăn xin, bán vé số, mẹ đi nhặt rác, bán máu (chỉ còn thiếu cảnh mẹ đi bán dâm) lấy tiền nuôi con học đại học. Và con số con cái trong các gia đình ấy học đại học được coi là thành quả bù đắp cho sự hy sinh của cha mẹ”, thì có gì là sai?

Con hơn cha là nhà có phúc cơ mà? Tôi luôn ủng hộ việc những đứa con ấy, cố chí mà phấn đấu học hành. Đối với bản thân người bố, người mẹ lúc đó, sự đỗ đạt của con là phần thưởng cao giá đối với sự hy sinh của họ cơ mà? Nếu đứa con không chịu học hành, rẽ sang hướng khác để kiếm ăn, chắc gì không vướng vào vòng xoáy này kia, lại hư hỏng, lại bán vé số, lại ăn xin.... thì lòng người cha, người mẹ có vui được không?

Đến nhận định thứ 2, rằng: “Tại sao họ có thể an nhiên nhận sự hy sinh kinh khủng của những người thân yêu cho cái khát vọng Đại học của họ, thậm chí có là khát vọng của cả dòng họ đi nữa? Cái khát vọng khá viển vông khi hàng ngàn cử nhân sau khi tốt nghiệp đại học, ra trường mà không có việc làm đúng với chuyên ngành mình học”- cái này xin thưa, còn tùyVì không thể đánh đồng tất cả.

Mẹ ăn cám lợn nuôi con ăn học: Tại sao báo chí phải dừng đăng? - ảnh 1

Trong hàng trăm cử nhân ra trường, cũng có người không xin được việc làm đúng chuyên môn, hoặc thất nghiệp, nhưng trong số đó, liệu có bao nhiêu người là con của những tấm gương người cha người mẹ đã có sự hy sinh lớn lao kia? Chưa ai kiểm chứng được phải không?

Tại sao các bài báo, nếu đã làm phóng sự về những người cha, người mẹ ấy (nếu có thật) thì 4-5 năm sau, sau khi đứa con của họ ra trường, hãy làm thêm những bài báo nữa, về thành quả học tập, thậm chí 9- 10 năm sau, lại làm tiếp bài phỏng vấn về đứa con đó nữa, xem bước đường trưởng thành đến đâu, có xứng đáng với sự hy sinh của bố mẹ hay không????? Sau khi có những kết quả đó, hãy tiếp tục bàn.

Cá nhân tôi, vẫn đánh giá cao việc học hành nghiêm túc và có sự đào tạo bài bản. Chưa bao giờ tôi nghĩ, Đại học là thừa, nhưng tất nhiên, nó không phải là con đường duy nhất để thành công.

“Đọc những bài báo ca ngợi những tấm gương hy sinh khủng khiếp của các người cha, người mẹ này không hiểu sao mình thấy lạnh cả người vì sự vô tâm, không, phải nói là sự nhẫn tâm của những đứa con thì đúng hơn!” Trường hợp này chỉ đúng với những đứa con đạp lên sự hy sinh ấy mà không chịu học hành, chỉ chơi bời lêu lổng thôi. Còn nếu thực sự những đứa con ấy, tu chí học hành, để quyết tâm thành đạt mà đổi đời, thì vẫn đúng là phần thưởng đền đáp cho công lao của bố mẹ.

“Mình cũng lạnh cả người khi nghĩ rằng sau 10 năm ăn cám lợn chắc gì sau này bà mẹ ấy có thể quay lại ăn cơm khi con họ sau khi trở thành ông nọ bà kia quay về báo hiếu! Hay những bà mẹ chục năm bán máu sau này liệu còn sức mà thưởng thức cho dù là sơn hào hải vị các con mang về!” Trường hợp này cũng không thể “Vơ đũa cả nắm”. Thứ nhất, nếu con cái họ được học hành tử tế, có công việc và có thu nhập, thì cũng không phải sống kiếp đời bán vé số, ăn xin nữa _ Lòng người cha, người mẹ còn gì vui hơn. Thứ hai, việc báo hiếu có thể tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, và không phải đứa con nào cũng vô tâm không nghĩ đến công lao, sự hy sinh của bố mẹ mình đâu.

Tóm lại, sau một hồi “chém gió”, thì bản thân tôi thấy vẫn nên tiếp tục viết về những tấm gương hy sinh ấy, tại sao lại không, khi đó cũng phần nào dấy lên trong tôi sự xúc động, bồi hồi về ngày xưa, và nghĩ về tình cảm của bố mẹ mình thiêng liêng hơn. Tôi đã vậy, thì thiếu gì người khác cũng nghĩ vậy, mà cứ lo đã thành “vô cảm”.

Độc giả Thảo Mộc

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !