MC Lê Anh: “Đừng để phải trang bị dụng cụ vệ sinh trên ô tô”

Đấy là quan điểm khá hài hước nhưng đáng lưu tâm của MC, Thạc sỹ Trịnh Lê Anh - giảng viên Du lịch và Sự kiện, Đại học Quốc gia Hà Nội về những vấn đề bất cập trong xây dựng và quản lý nhà vệ sinh công cộng.
MC Lê Anh: “Đừng để phải trang bị dụng cụ vệ sinh trên ô tô” - ảnh 1

Thạc sỹ Lê Anh trong một lần đi tìm hiểu văn hoá các nước ở châu Phi.

Trước chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” về nhà vệ sinh công cộng, một người Hà Nội trẻ - MC Lê Anh - đã bày tỏ quan ngại về những bất cập trong xây dựng, quản lý nhà vệ sinh công cộng, việc thiếu và phân bổ không đều các nhà vệ sinh công cộng hiện có trên địa bàn Hà Nội. 

Anh mở đầu bằng một câu chuyện trong ngành du lịch, một địa điểm của Hà Nội vốn đã được ghi nhận kỷ lục thế giới và được nhiều bạn bè quốc tế biết tới, đó chính là Con đường Gốm sứ: “Hiện nay, Con đường Gốm sứ không thể đưa vào các city tour của Hà Nội như một điểm tham quan mà lý do đơn giản là không có chỗ nào để đỗ dừng và cũng không tiện lợi chút nào nếu du khách có nhu cầu “đi vệ sinh” tại đó".

Phân tích về vấn đề này, MC Lê Anh cho biết, khi đào tạo về nghiệp vụ chuyên nghiệp phục vụ khách của ngành du lịch, một chi tiết gần như hiển nhiên các bạn sinh viên lữ hành đều nắm được, đó là mỗi khi ô tô đến một điểm dừng đỗ hay điểm đến tham quan thì cần phải có nhà vệ sinh để du khách “giải quyết” trước hoặc sau khi tham quan. Trung bình cứ 2-3 giờ đồng hồ thì một người cần phải nghỉ ngơi nhanh ngoài phương tiện di chuyển và giải quyết việc “đi vệ sinh”. 

Đáp ứng nhu cầu hết sức nhân văn đó, ngành du lịch đã vận hành tốt từ việc sử dụng một hệ thống đa dịch vụ tại các điểm dừng (stopover) trong vòng tròn khép kín du lịch. Tại các nước phát triển như Trung Quốc, Thái Lan và các nước châu Âu… stopover được xây dựng rất chuyên nghiệp nhằm tạo sự thoải mái cho du khách và người dân địa phương khi có nhu cầu đi vệ sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, cụm từ đó còn khá xa lạ khi đa phần người dân và cả những nhà quản lý còn chưa hiểu hết ý nghĩa của cụm từ đó.

MC Lê Anh phân tích: “Tại sao không biến những nhà vệ sinh công cộng thành những quầy kinh doanh dịch vụ? Và những người hiện nay chỉ ngồi canh cửa nhà vệ sinh công cộng sẽ trở thành những người bán hàng, hướng dẫn du khách? Còn khách nào ghé vào thì sẽ được đi vệ sinh miễn phí, sau đó họ có thể mua một thứ gì đó. Đấy chính là stopover!”. 

Theo quan sát của phóng viên, hiện nay hầu hết những nhà vệ sinh công cộng đang hoạt động đều có những người bán hàng nước, xe ôm… tập trung ở gần đó, việc này cho thấy nhu cầu kinh doanh tại các nhà vệ sinh công cộng là có, tuy nhiên, những cơ sở kinh doanh này hầu hết là nhỏ lẻ, tự phát và khiến không ít du khách cảm thấy bất an khi vào những nhà vệ sinh công cộng này. 

“Có nhu cầu kinh doanh như thế thì tại sao chúng ta không tổ chức lại mô hình, để trở thành một điểm kinh doanh văn minh?” – Thạc sỹ Lê Anh tiếp tục đặt câu hỏi về tình trạng này.

Trước ý kiến của Sở Xây dựng Hà Nội về việc sẽ không xây mới thêm nhà vệ sinh công cộng trong năm 2016, Thạc sỹ Lê Anh khẳng định: “Đây là một quyết định thiếu cân nhắc đối với người dân và với du khách!”. Điều này đồng nghĩa với việc tiếp tục có những thắc mắc của du khách nước ngoài để lại như rất khó tìm nhà vệ sinh, phải mất tiền mới được đi vệ sinh, thường xuyên bị những người trông nhà vệ sinh tỏ thái độ không thiện cảm… Rõ ràng, đây là một ấn tượng xấu đối với ngành du lịch cũng như bộ mặt của Hà Nội, Việt Nam.

MC Lê Anh cũng thừa nhận, hiện nay hạ tầng đô thị tại Việt Nam đang không theo kịp sự phát triển của cuộc sống hiện đại, các nhà quản lý cũng có quá nhiều việc phải làm nhưng có lẽ, không nên bỏ qua những việc nhỏ nhưng lại tác động chính đến thói quen xấu của người Việt: phóng uế bừa bãi nơi công cộng!

Đi nhiều, khám phá nhiều nơi trong và ngoài nước, MC Lê Anh dí dỏm: "Chắc bạn hay tôi từng nghĩ đến việc tháo bỏ hình ảnh “bao cấp” cho các nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội, để xã hội hóa hay đơn giản để tư nhân tham gia “kinh doanh nhà vệ sinh”!

Ý tưởng lạ, hay đấy (!) nhưng khó khả thi. Du khách chỉ có một giới hạn rất nhỏ nhu cầu liên quan đến vấn đề này mà thôi, họ cũng chủ động “giải quyết” nhu cầu cá nhân mà không quá cố ý tìm dòng chữ “nhà vệ sinh công cộng”! Họ sẽ nhìn quanh và chủ động tìm đến các trung tâm thương mại, các khách sạn, nhà hàng lớn hay các tiệm/ của hàng tiện dụng…"

Theo MC này, hãy biến những nhà vệ sinh công cộng hiện tại thành stopover đa dạng dịch vụ - sản phẩm với việc cung cấp miễn phí dịch vụ “đi vệ sinh” dựa trên lợi ích từ nguồn khách ra vào cửa hàng ở stopover!

Một lần nữa, Thạc sỹ Trịnh Lê Anh khẳng định, không chỉ cần tiếp tục xây mới các nhà vệ sinh công cộng mà còn cần thay đổi, “khoác một chiếc áo mới cho các nhà vệ sinh công cộng” để biến những nơi đó - thay vì chữ Vệ Sinh Công Cộng trên biển hiệu thành các mô hình stopover/trung tâm thông tin du lịch... 

Ngoài ra, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng được phân cấp quản lý cũng phải vào cuộc để giám sát, thậm chí xử phạt những nơi có tính chất “công cộng” như siêu thị, quầy dịch vụ, sảnh khách sạn hay tương lai là những stopover mà có dấu hiệu từ chối phục vụ miễn phí nhu cầu vệ sinh của du khách cũng như người dân.

Chuyện nhỏ, nói nhiều dễ thành nói đùa: “Ngoài quy định trang bị bình cứu hoả trên xe ô tô, chúng ta lại phải khuyến nghị (hay là) bắt buộc trang bị cả những dụng cụ phục vụ nhu cầu vệ sinh của con người..!”.

Thanh Mơ

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Thắt lòng cảnh đưa tang trên dòng nước lũ ở Lệ Thủy

Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Người dùng vẫn liên tục ‘dính bẫy’ lừa đảo trực tuyến không mới

Lừa chiếm đoạt tài sản bằng việc dụ dỗ làm nhiệm vụ online có trả phí hay mạo danh nghệ sĩ, các tổ chức là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, song vẫn đang khiến nhiều người dân ‘sập bẫy’.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Bom sex Ông Hồng: Hoa hậu chuyên đóng phim cấp 3, viên mãn bên ông xã đại gia

Đăng quang Hoa hậu châu Á, Ông Hồng lựa chọn con đường đóng phim cấp 3. Người đẹp nói đây là quyết định hối hận nhất trong sự nghiệp của mình.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Đang cập nhật dữ liệu !