May cờ Tổ quốc gửi ra Trường Sa, nấu cháo tặng bệnh nhân nghèo...

Đó chỉ là hai trong số những hoạt động có ý nghĩa mà thầy trò một ngôi trường trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã cùng nhau thực hiện.

Ở ngôi trường có tuổi đời còn rất trẻ này, bất cứ lúc nào bạn đến cũng có thể thấy cả thầy và trò đang vô cùng háo hức, phấn khởi và vui vẻ.. chuẩn bị cho một công việc đẹp đẽ nào đó... Ấy là các hoạt động vì cộng đồng trong sinh hoạt ngoại khóa được duy trì khá đều đặn của thầy trò trường THPT Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội).

Khi bước vào ngôi trường này, cảm giác đầu tiên đến với tôi khá dễ chịu bởi những lời chào lễ phép của các em học sinh mà tôi gặp. Những mái tóc đen gọn gàng đơn giản, những bộ đồng phục giản dị... hoàn toàn không có những đầu xanh đầu đỏ ngỗ nghịch như ở đâu đó. Về sau, qua bác bán nước ngoài cổng trường, tôi được biết ấy cũng là một thành quả của thầy hiệu trưởng "rất quân phiệt" - Ths.Lê Xuân Trung. Mà theo bác "em nào nhuộm tóc, cắt tóc phá cách ngổ ngáo là được thầy dẫn ra tiệm tóc ngoài cổng trường xử lý ngay"....

May cờ Tổ quốc gửi ra Trường Sa, nấu cháo tặng bệnh nhân nghèo... - ảnh 1

Các em học sinh đang được hướng dẫn cách cắt, may cờ, chuẩn bị để tự may những lá cờ gửi ra Trường Sa. Ảnh: Như Trang

Những ngày tháng Tám này, cùng trong không khí cả nước hướng về Trường Sa, Hoàng Sa, thầy trò trường THPT Lê Lợi cũng náo nức chuẩn bị cho một hoạt động ý nghĩa của riêng mình: Tự may 300 lá cờ Tổ quốc gửi ra đảo xa.

Hãy chia sẻ với Infonet.vn những điều đẹp đẽ, những tấm gương bình thường mà cao quý bạn vô tình hay thường xuyên bắt gặp đâu đó thường ngày, những câu chuyện cảm động để cùng chúng tôi tiếp tục "bền bỉ đánh thức chuyện tử tế" trong mỗi giây cuộc sống.

Câu chuyện được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của TS.

Bài vở xin gửi về: toasoan@infonet.vn

Đây là ý tưởng của em Nguyễn Diệu Thúy, học sinh lớp 11A7, hiện là bí thư đoàn trường. Theo đó, dưới sự hướng dẫn của anh Nguyễn Văn Phục (gia đình có 4 đời may cờ Tổ quốc), sự tài trợ của nhiều tấm lòng hảo tâm, sự hỗ trợ của nhà thiết kế Kelly Bùi, các em sẽ được hướng dẫn cách cắt may những lá cờ Tổ quốc lớn. Dự tính công việc sẽ hoàn tất, đóng gói vào ngày 10/8. Những lá cờ do các em học sinh tự may sẽ được gửi ra Trường Sa như tấm lòng, tình cảm của các em học sinh của Thủ đô gửi từ đất liền ra Đảo.

Hoạt động xã hội ý nghĩa này chỉ là một trong số những việc làm thực tế mà nhà trường đã tổ chức vận động học sinh tham gia. Theo thầy hiệu trưởng Lê Xuân Trung, với mục đích giáo dục toàn diện, rèn luyện kỹ năng sống cho các em, nhà trường luôn chú trọng đưa các em đi trải nghiệm thực tế, để học sinh chứng kiến, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh bằng các hoạt động nhân đạo, từ đó dần hình thành lòng nhân ái, tinh thần vì cộng đồng, góp phần rèn giũa phẩm chất đạo đức tốt cho học sinh.

Cũng theo thầy Trung, trong năm qua nhà trường đã tổ chức được nhiều hoạt động thực tế: ở trong trường thì giáo dục tinh thần tương thân tương ái giữa các học sinh. Nhà trường chủ động giảm một phần đóng góp cho các học sinh khó khăn; các lớp, chi đoàn phát động chia sẻ với bạn để mọi học sinh của trường đều có thể đến trường bình thường, tham gia mọi hoạt động do nhà trường tổ chức.

May cờ Tổ quốc gửi ra Trường Sa, nấu cháo tặng bệnh nhân nghèo... - ảnh 2

Những lon cháo được chính thầy trò tự nấu đưa tận tay người bệnh sẽ tiếp tục trong năm học mới này... Ảnh: Như Trang

Bên ngoài, nhà trường liên kết tổ chức nhiều hoạt động như đến tặng quà các điểm trường vùng núi, vùng xa khó khăn; giao lưu với các bạn khiếm thị trường Nguyễn Đình Chiểu... đặc biệt là chương trình "Nồi cháo ấm áp".

Theo chương trình này, cứ thứ 7 hàng tuần, thầy trò trường Lê Lợi sẽ nấu một nồi cháo và đến phát miễn phí cho bệnh nhân khó khăn ở các bệnh viện thuộc khu vực Hà Đông. Hoạt động này đã được duy trì đều đặn trong suốt năm học qua và sẽ còn tiếp tục trong năm học này. Để chương trình không bị đứt quãng, các thầy cô trong trường đã chủ động dành một phần thu nhập ủng hộ "Nồi cháo ấm áp". Từ các chi đoàn lớp học, các em cũng xây dựng phong trào bớt 1000 đồng tiền ăn mỗi sáng bỏ hòm từ thiện. Các nguyên liệu nấu cháo do các em tự tay đi chợ mua tươi, cháo tự nấu, và tự mang đến cho người bệnh.

Một niềm vui đối với nhà trường là các hoạt động nhân đạo này rất được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh cũng như nhiều người dân trong khu vực. Hơn thế nữa, qua sự chia sẻ những hình ảnh hoạt động thực tế trên các mạng xã hội, "Nồi cháo ấm áp" cũng được sự ủng hộ, động viên của nhiều cá nhân và đặc biệt nó đã mang đến những niềm vui nho nhỏ cho những bệnh nhân khó khăn ở các bệnh viện mà thầy trò đã đến.

Chia sẻ với PV về kết quả của các hoạt động này, thầy hiệu trưởng vui vẻ: "Có thể kết quả chưa được nhiều vì nhà trường mới đi vào hoạt động, các việc làm xã hội cũng mới chỉ là bước khởi đầu, song, điều khiến tôi cảm thấy mừng nhất là sự đồng thuận, háo hức tham gia của học sinh, giáo viên và cả các bậc phụ huynh. Tôi cảm giác như nhờ đó mà học sinh của chúng tôi đã có phần ngoan hơn, cố gắng học tập hơn, biết nuôi khát vọng để vươn lên. Mơ ước của tôi, là được góp phần cùng phụ huynh và toàn xã hội, dạy các em những điều tốt đẹp ấy, để các em ra đời thành những người tử tế, sống có ích, bằng những việc làm thật, có thể làm được như vậy đó".

T. Huyên

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !