Mang thai hộ: Gửi phôi, đếm từng ngày chờ năm 2015
Đếm từng ngày cho hết năm 2014
Cũng giống như bao người chồng khác tới Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Bệnh viện Phụ Sản trung ương, trong lòng anh Long luôn hi vọng lần này hồ sơ của gia đình anh “trúng” để có thể xếp lịch và tiến hành các biện pháp cần thiết cho việc mang thai hộ.
Không còn cơ hội mang thai lần nữa, mong mỏi làm mẹ của chị Hương bị đóng sập lại. Không còn đường nào để tìm kiếm cơ hội mang thai, chị Hương sinh ra chán nản. Có lúc, chị Hương nghĩ đến việc xin con nuôi nhưng anh Long không muốn. Anh Long tâm sự: “Tôi muốn con mình sinh ra nhờ tinh cha, huyết mẹ như những đứa trẻ khác chứ không phải là con nuôi. Khi nào không thể can thiệp được tôi mới nghĩ đến chuyện xin con nuôi”.
Để chuẩn bị cho việc mang thai hộ, vợ chồng anh Long đã đi khám sức khỏe thường xuyên, kiểm tra buồng trứng và số lượng tinh trùng của chồng. Tất cả đều rất tốt, bây giờ chúng tôi chỉ chờ ngày chọc trứng là trộn phôi để chuyển phôi vào một bà mẹ khác mà chúng tôi đã nhờ”.
Không tiết lộ về người được vợ chồng anh Long nhờ mang thai hộ, nhưng anh Long tin rằng “người này hoàn toàn tin tưởng vì cô ấy đã mang thai một lần và ly hôn với chồng. Người mẹ chỉ cho mượn tử cung và thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày. Khi đứa trẻ ra đời an toàn, tôi sẽ hậu tại họ đàng hoàng”.
Ảnh minh họa/Nguồn internet |
Bà mẹ không tử cung gửi phôi chờ ngày được nhờ mang thai
Trường hợp của Bùi Thu Giang trú tại Hoàng Mai, Hà Nội khác với vợ chồng anh Long. Chị Giang bị chứng không tử cung bẩm sinh. Từ lúc sinh ra đến giờ, chị Giang phát triển bình thường. Tuy nhiên, chị Giang không có kinh nguyệt. Đến năm 18 tuổi, chị Giang được bác sĩ chẩn đoán không có tử cung.
Việc không có tử cung khiến chị Giang rơi vào trạng thái hoảng loạn một thời gian dài. Tự ti về bản thân, chị Giang còn không dám lấy chồng. 30 tuổi, chị Giang kết hôn với người đàn ông đã từng kết hôn và có một đứa con gái riêng.
Khi nghe các thông tin về việc mang thai hộ giúp những bà mẹ không tử cung được làm mẹ sinh học. Chị Giang đã đến Bệnh viện Nam khoa và Hiếm muộn Hà Nội xin tư vấn.
Sau khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ thấy buồng trứng của chị Giang phát triển rất tốt nên khuyên vợ chồng chị có thể trộn phôi trong ống nghiệm và nhờ người mang thai hộ. Vợ chồng chị Giang đã đồng ý làm trộn phôi. Kết quả, vợ chồng chị có 13 phôi. Đến nay, chị Giang đang gửi phôi ở ngân hàng phôi của bệnh viện.
Chị Giang tâm sự đến năm 2015, vợ chồng chị sẽ nhờ người mang thai hộ. Số phôi đã được, chị Giang tính sẽ chuyển làm hai lần. Niềm vui sắp được làm mẹ khiến người phụ nữ cao 1,7 mét này luôn tươi cười và chất chứa nhiều hi vọng. Với chị Giang, những đứa trẻ trong bình ni tơ – 142 độ C kia sẽ là những đứa con kháu khỉnh, có chiều cao của mẹ và gương mặt thanh tú của cha.
Tại Bệnh viện Nam khoa và Hiếm muộn Hà Nội còn có cả tinh trùng của người đã khuất. Người gửi là một thanh niên 19 tuổi bị tai nạn giao thông. Bố mẹ của cậu bé vẫn gửi tinh trùng và họ hi vọng sẽ tìm người làm mẹ cho nguồn giống họ đang gửi và ấp ủ những đứa cháu.
Theo TS Lê Vương Văn Vệ - gia đình của người gửi là con một nên họ đang chờ khi luật cho phép mang thai hộ, họ sẽ tìm người mang thai để có thể trộn phôi với số tinh trùng của con trai họ đã gửi.